{keywords}
Cây sanh tại một nhà vườn ở Văn Giang (Hưng Yên) gợi nhớ về hình ảnh làng quê ngày xưa được nhiều người chơi cây cảnh yêu thích.

 

{keywords}
Theo chủ nhân của cây này, từng có khách trả 2 tỷ đồng nhưng ông vẫn chưa muốn bán.

 

{keywords}
Với ông, việc chăm cây cảnh như một đam mê, một phần của cuộc sống. Nên ông dành tình cảm rất nhiều cho mỗi cây cảnh ông chăm sóc. Ông chưa muốn bán một phần vì không nỡ xa cây và tiếc công chăm sóc.

 

{keywords}
Cây sanh này được ông đặt tên là “Hồn Quê”.

 

{keywords}
Vì khi nhìn vào cây, mọi người sẽ nhớ về làng quê Việt Nam với chiếc cổng làng bằng gạch đỏ.

 

{keywords}
Theo ông, cây sanh này có dáng trực, bộ rễ bám chặt vào chiếc cổng làng.

 

{keywords}
Tác phẩm cây dáng làng này mô phỏng lại bóng dáng của cây đa đầu làng. Hình ảnh quen thuộc ở các làng quê phía Bắc nước ta.

 

{keywords}
Thân cây có những điểm sù sì, lồi lõm để tạo sự già cỗi, phong trần. Cây chỉ có một thân chính duy nhất để tạo sự vững chãi, chắc chắn giữa phong ba bão táp.

 

{keywords}
Cây vẫn mang một vẻ đẹp tự nhiên, gợi cho người xem về sự yên bình của làng quê Việt.

 

{keywords}
Cổng làng rêu phong còn mang đến hoài niệm, khiến những người xa quê thổn thức.

 

{keywords}
Chủ nhân của cây còn tạo giếng nước, mái đình ngay cạnh cổng làng và cây sanh này.

 

{keywords}
Chủ nhân của cây này cho biết dù cây kích thước không quá to, lớn nhưng giá trị mang lại rất cao.

 

{keywords}
Nó giúp người xem có những giây phút yên bình, cảm giác được trở về quê.

 

{keywords}
Tuy nhiên, chủ nhân của cây này cho biết tác phẩm này vẫn chưa được hoàn thiện.

 

{keywords}
Với ông, những chiếc rễ của cây sanh bám vào cổng làng phải trắng tinh như thân. Đó mới thể hiện sự già cỗi, lâu đời như cây đa cổ thụ ở cổng làng. Đây cũng là một trong những lý do khiến ông chưa muốn bán cho bất kỳ khách nào.

(Theo Dân Việt)