Nữ CEO này cũng chia sẻ 7 bài học quý giá rút ra từ kinh nghiệm của bản thân tích lũy được, làm hành trang cho các bạn trẻ đang chuẩn bị bước vào con đường khởi nghiệp.
Bài học thứ nhất: Phải rất quan tâm, yêu thích vấn đề mà mình chuẩn bị rồi đi tìm giải pháp
Một trong sai lầm của các founder hay gặp phải, nhất là các bạn có kiến thức về kỹ thuật, đó là: Thường đưa ra một sản phẩm có câu trả lời trước rồi mới đi tìm giải pháp. Nếu làm theo cách này các bạn hay có thiên hướng nghĩ công nghệ/kỹ thuật này hay quá, với cái này thì có giải quyết được gì cho người tiêu dùng hay không.
Theo CEO Elsa, tốt nhất các bạn làm startup nên bắt đầu từ vấn đề mà mình rất rất quan tâm về nó. Đó có thể là nỗi đau nhất cho nhiều người, trong đó có bản thân mình. Mình phải hiểu rõ nỗi đau đó là gì, sau đó mới đi tìm giải pháp.
Theo CEO Elsa, quan trọng nhất là khi khởi nghiệp, gặp khó khăn các bạn trẻ đừng nản chí. Ảnh: P.N
Có những nỗi đau rất lớn sẽ có rất nhiều giải pháp, giải pháp đầu không thành công thì có thử giải pháp khác. Còn ngay từ đầu các bạn đã bắt đầu từ giải pháp rồi cố gắng đi tìm vấn đề để giải quyết thì thường khó thành công hơn.
“Phải bắt đầu bằng vấn đề mà bản thân rất yêu thích và hiểu rõ về nó. Làm lĩnh vực mà thực sự bản thân quan tâm về nó rồi đi tìm giải pháp để giải quyết sự quan tâm đó cho bản thân và tất cả mọi người. Chặng đường khởi nghiệp đa phần kéo dài từ 7-10 năm hoặc lâu hơn nữa. Những câu chuyện thành công trong 2-3 năm là phần rất nhỏ trong cộng đồng startup”, Văn Đinh Hồng Vũ nhấn mạnh.
Bài học thứ hai: Phải làm ra sản phẩm mà người ta thích rất nhiều
Nếu deal ra sản phẩm mà đưa cho những người bạn của mình dùng thử mà họ không thích thì chắc chắn người lạ sẽ không thích sản phẩm đó.
Mình phải làm sản phẩm gì đó mà người khác dùng họ phải thích rất nhiều. Thích ở mức độ để người ta chịu thử và phải thích nhiều hơn để trở lại với sản phẩm của bạn. Rồi phải rất rất thích để họ sẵn sàng chia sẻ cho bạn bè của họ. Như vậy, sản phẩm mới có cơ hội thành công được.
Nếu đưa ra một sản phẩm mà xài cũng được mà không xài cũng dc thì rất khó để thành công. “Để thành công bạn cần cộng đồng lớn rất yêu thích sản phẩm của mình”, CEO Elsa chia sẻ.
Bài học thứ ba: Phải kiếm một co-founder có những kỹ năng mà mình không có
Làm startup vốn cô đơn. Là nhà sáng lập thì trên con đường đi nên kiếm một co-founder có kỹ năng mà mình không có. Kỹ năng có thể khác nhau nhưng điều quan trọng nhất là giá trị giữa founder và co-founder phải giống nhau, cùng hướng vào một mục đích chung.
“Nếu bạn tìm được một co-founder tốt nghĩa là đã đi được nửa chặng đường rồi. Co-founder đó phải chia sẻ được ý tưởng, mục đích với mình trong vòng 7-10 năm”, CEO Elsa nhấn mạnh và cho biết, bản thân Vũ phải mất 6 tháng và đi sang Đức mới kiếm được một co-founder cùng mình đi chặng đường khởi nghiệp.
Bài học thứ tư: Đừng nản vì bị từ chối
Có những sản phẩm mình nghĩ là tốt nhưng thị trường không thích, không chấp nhận. Đã làm founder thì đừng sợ cảm giác bị từ chối từ bất cứ ai. Trong 100 người chỉ cần 1 người “yes” là có thể đủ để mình đi tiếp chặng đường thứ hai rồi. Sau đó chắc chắn sẽ có nhiều người “yes” với mình hơn khi đã có những thành công bước đầu.
Đa số các bạn founder bị từ chối sẽ cảm thấy nản chí, hụt hẫng, tổn thương nhưng hãy học cảm giác bị từ chối, có thể rất nhiều người từ chối sản phẩm của bạn nhưng chỉ cần 1-2 người “yes” là đủ để đi tiếp.
Bài học thứ năm: Giữ được tiền càng nhiều càng tốt để phòng tránh cho “ngày mưa”
Bản thân founder không biết chuyện gì sẽ xảy ra vào ngày mai đối với công ty của bạn. Có thể hôm nay bạn gọi được 1 triệu đô nhưng ngày mai thị trường/ thời cơ thay đổi. Vì thế, giữ được tiền càng nhiều càng tốt để phòng tránh cho những “ngày mưa”.
Đừng vì gọi được vài triệu đô mà xài thoải mái. Khi có sẵn tiền thì lỡ có chuyện gì xảy ra với công ty cùng có cái để xoay sở.
Bài học thứ sáu: Chỉ nên tập trung vào một thị trường
Khi làm startup có rất nhiều ý tưởng. 1 ý tưởng có rất nhiều thị trường. Có thể có 100 ý tưởng hay nhưng chỉ nên focus vào 1-2 cái. Muốn đánh vào thị trường nào chỉ nên tập trung vào thị trường đó thôi, đừng vì người khác nói mà phân tâm, đánh quá nhiều thị trường sẽ khó thành công.
Chẳng hạn, tại sao Elsa chỉ tập trung vào thị trường người lớn mặc dù nhiều người nói thị trường tiếng anh trẻ em Việt Nam rất ok. Bởi vì, những ngày đầu tiên Elsa không thể làm tốt được cả hai.
“Nếu các bạn làm cái gì cũng ok nhưng không làm tốt thì cũng không thành công. Do đó, founder startup phải đủ vững tâm để quay đầu với những ý tưởng khác. Bởi trong 100 ý tưởng, dành thời gian cho 99 ý tưởng có thể sai nhưng chỉ cần 1 ý tưởng đúng hoàn toàn có thể thành công.Thay vì làm nhiều thứ một lúc thì hãy bước từng bước chậm mà chắc”, Co-Founder Elsa chia sẻ.
Bài học thứ bảy: Nên làm 1 cái cho đến khi bạn cảm thấy không thể tăng trưởng được nửa
Một startup ra sản phẩm ra thị trường không có nghĩa đã xong công ty đó. Một công ty không thể nào sống nếu founder bước ra ngoài và làm cái khác, nghĩ rằng công ty của mình tự chạy được rồi.
Nếu đã làm startup nên kiếm ý tưởng mà mình rất là care và có thể làm trong 7-10 năm và nên làm 1 cái đó mà thôi cho đến khi cảm thấy không thể tăng trưởng đực nửa.
Bởi vì để thành công 1 công ty bản thân founder đó phải làm việc với 200% công sức của mình rồi, cho nên rất khó để thành công một lúc nhiều công ty.
Theo Trí Thức Trẻ