- Trẻ khiếm thính cũng giống như mọi trẻ khuyết tật khác, đều có quyền học tập và vui chơi. Hơn thế trẻ rất cần sự thông cảm, yêu thương và được cư xử như những người bình thường.

Cảm động cha con khiếm thính cùng nhau hát
Nữ sinh "xin lỗi" bằng ngôn ngữ kí hiệu

 

Chương trình giáo dục trẻ khiếm thính

Các chương trình giáo dục dành cho trẻ khiếm thính đang được áp dụng một cách rộng rãi, trẻ khuyết tật nói chung, trẻ khiếm thính nói riêng có nhiều cơ hội được học tập hơn. Sự giáo dục và hỗ trợ bởi các phương pháp đặc biệt giúp cho trẻ rèn luyện được khả năng nghe-nói tốt hơn và đặc biệt có nhiều cơ hội hơn để trẻ hòa nhập cộng đồng.

{keywords}

Trước đây các phương pháp dạy giao tiếp bằng cách dùng tay để ra dấu, nhìn môi người đang nói, cùng với nhiều kiểu luyện nghe, luyện phát âm khác đã được áp dụng hiệu quả trong các trường chuyên biệt dành riêng cho trẻ em bị khiếm thính. Hiện nay, với sự phát triển hiện đại, sự hỗ trợ của máy trợ thính, nên phương pháp khẩu truyền đang là một phương tiện chủ yếu giúp trẻ rèn luyện khả năng nghe và nói của trẻ.

Với một cơ cấu giáo dục hội nhập, trẻ khiếm thính có thể vào học chung trong các trường lớp dành cho trẻ em bình thường. Cùng một giáo trình như nhau, nhưng với điều kiện trẻ được can thiệp sớm và được hỗ trợ ngay từ khi còn nhỏ, tức là lứa tuổi từ 0-6,  đó là lúc trẻ chưa đến trường. Điều khác biệt duy nhất là những trẻ này cần phải có nhiều thời gian hơn để tiếp thu, và tốt nhất trẻ cần có thêm sự hỗ trợ từ phía giáo viên chuyên ngành, chuyên viên chỉnh âm.

Những trẻ không qua giai đoạn can thiệp sớm, tức là được chẩn đoán và bắt đầu việc giáo dục sau sáu tuổi thì sẽ phải có những giáo trình riêng và học tại những trường chuyên dạy trẻ khiếm thính.

 

Chăm sóc trẻ bị bệnh khiếm thính

Trẻ khiếm thính cũng như mọi đứa trẻ khác, cũng cần có không gian học tập và vui chơi như bao con người bình thường. Đặc biệt, hơn bất kì ai, trẻ khiếm thính rất cần sự cảm thông, đồng cảm, chia sẻ và sự yêu thương đùm bọc của người thân, gia đình, bạn bè và những người xung quanh. Điều đó không chỉ giúp trẻ hòa nhập tốt hơn, mà còn góp phần giúp trẻ phát triển khả năng và tư duy ngôn ngữ, rèn luyện tri thức cũng như khả năng giao tiếp.

Có rất nhiều trẻ khiếm thính vẫn có thể học lên tới các bậc học cao đẳng hay đại học. Tuy nhiên, như những đứa trẻ khác, trẻ cũng cần được đào tạo nghề nghiệp thích hợp để có thể nuôi sống bản thân và giúp ích cho xã hội.

Nhiều đứa trẻ bị khiếm thính, không thể giao tiếp bình thường được như các bạn, dẫn đến tự ti và mặc cảm, hay đôi trẻ còn bị chứng trầm cảm. Chính vì thế phải luôn ở bên và tạo cho trẻ cảm giác yêu thương, thân thiện, giúp trẻ tự tin chia sẻ suy nghĩ. Và hòa nhập cùng những đứa trẻ khác, không còn cảm giác thất vọng, buồn hay tủi thân. Mà thay vào đó là giúp trẻ có suy nghĩ bản thân cũng sẽ được như những người bạn kia và niềm hi vọng về tương lai.

Dương Thị Uyên