1. Ông là ai?

  • Cao Xuân Dục
    0%
  • Nguyễn Hữu Độ
    0%
  • Nguyễn Trọng Hợp
    0%
  • Nguyễn Công Trứ
    0%
Chính xác

Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858) là nhà quân sự, nhà chính trị và nhà thơ thời Nguyễn. Ông làm quan cho các đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức.

Đời binh nghiệp của ông trải qua không ít sóng gió. Ông từng giữ vị trí thượng thư, tổng đốc, nhưng cũng có lúc bị cách chức xuống làm lính thú. Năm quân Pháp tấn công Đà Nẵng, ông xin vua tiếp tục cầm quân đánh giặc, tuy nhiên, ông không được vua chấp thuận.

2. Đời binh nghiệp của ông gắn với những cuộc chiến chống giặc ngoại xâm nào?

  • Quân Thanh
    0%
  • Quân Xiêm
    0%
  • Quân Anh
    0%
  • Quân Miến Điện
    0%
Chính xác

Cuối thời Minh Mạng, lợi dụng tình hình bất ổn tại Chân Lạp, nước Xiêm (Thái Lan ngày nay) đã kéo quân sang đe dọa vùng Tây Nam Bộ, Việt Nam.

Suốt 5 năm từ 1841 đến 1845, Xiêm – Việt đã nổ ra vô số cuộc giao tranh lớn. Nguyễn Công Trứ đã lập nhiều chiến công trong thời gian này. Kết quả, quân Xiêm phải rút về nước, quân nhà Nguyễn tiến hành phản công trên đất Chân Lạp.

3. Ông nổi tiếng với việc tổ chức cho dân đắp đê, lấn biển. Vùng nào của Việt Nam ngày nay do ông chỉ huy lấn biển mà thành?

  • Tiền Hải, Thái Bình
    0%
  • Giao Thủy, Nam Định
    0%
  • Thủy Nguyên, Hải Phòng
    0%
  • Cô Tô, Quảng Ninh
    0%
Chính xác

Năm 1827, sau khi đánh dẹp cuộc khởi nghĩa Phan Bá Bành, Nguyễn Công Trứ nhận thấy kẻ làm loạn chính là những người dân nghèo đói khổ không có ruộng đất. Từ đó, ông nảy ra ý tưởng khai hoang, đắp đê, lấn biển tạo kế an cư lạc nghiệp cho nhân dân.

Huyện Tiền Hải, Thái Bình và huyện Kim Sơn, Ninh Bình nhờ vậy mà được hình thành. Hiện những vùng này vẫn còn đền thờ Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ.

4. Đơn vị nào thuộc cấp làng, xã do ông đặt ra nhằm quản lý thóc gạo, tăng cường giao thương?

  • Nhà học
    0%
  • Xã thương
    0%
  • Xã buôn
    0%
  • Hợp tác xã
    0%
Chính xác

Nguyễn Công Trứ có nhiều ý tưởng giúp thúc đẩy phát triển kinh tế. Ông đề nghị đặt ra “Xã thương”, khi giá gạo cao thì bán, giá hạ thấp thì mua. Gặp lúc thủy hạn bất thường, “Xã thương” sẽ đem thóc gạo cấp cho từng người, năm nào được mùa thì theo số đã cấp thu lại để dự trữ. Vì vậy, cuộc sống nông dân bớt đói nghèo, sau này nhiều nơi còn đặt đền thờ, tôn ông làm Thành hoàng làng.

5. Năm 1858, sau khi gửi tấu xin cầm quân đánh Pháp và không được vua đồng ý, ông đã qua đời ở đâu?

  • Huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
    0%
  • Phủ Tiên Hưng, Thái Bình
    0%
  • Huyện Đường Hào, Hải Dương
    0%
  • Huyện Tân Hồng, Đồng Tháp
    0%
Chính xác

Ông mất ngày 14/11 năm Mậu Ngọ (tức ngày 7/12/1858), thọ 80 tuổi tại quê nhà ở làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Đây cũng là năm liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công vào Đà Nẵng lần thứ nhất và chịu thất bại.