- Về các nội dung liên quan đến quyền lập hiến của nhân dân, Chính phủ cho rằng cần xác định quyền lập hiến là thể hiện cao nhất chủ quyền nhân dân.
>> Hành pháp cần độc lập tương đối với lập pháp/ Viết điều 4 ngắn gọn, đúng kỹ thuật lập hiến
Cuộc họp chuyên đề về Hiến pháp (HP) của Chính phủ (CP) do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì có kiến nghị nhiều nội dung quan trọng.
Nhân dân thông qua Hiến phápVề các nội dung liên quan đến quyền lập hiến của nhân dân, CP cho rằng cần xác định quyền lập hiến là thể hiện cao nhất chủ quyền nhân dân, gồm quyền sáng kiến lập hiến, quyền tham gia góp ý trong quá trình dự thảo HP và cuối cùng là quyền biểu quyết thông qua trưng cầu dân ý.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp góp ý dự thảo báo cáo của Chính phủ về kết quả lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Ảnh: TTXVN |
Trên tinh thần đó, bên cạnh phần khẳng định nhân dân thông qua và thi hành HP ở Lời nói đầu, các điều khoản liên quan khác trong HP cũng cần được sửa đổi, bổ sung tương ứng. Điều 30 (dự thảo hiện tại ghi “công dân có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”) cần được sửa lại, cụ thể hơn: “Công dân có quyền biểu quyết về HP và các việc trọng đại của quốc gia. Trình tự, thủ tục, giá trị hiệu lực của trưng cầu ý dân do luật định”.
Các điều khoản khác quy định về quyền lập hiến, lập pháp cần sửa lại theo hướng QH là cơ quan thực hiện quyền lập pháp (quyết định thông qua luật), còn nhân dân mới là chủ thể của quyền lập hiến. Trong lập hiến, QH có vai trò quan trọng khi đề xuất sửa đổi, bổ sung HP, trong soạn thảo và cũng là cơ quan thông qua HP trước khi đưa ra nhân dân biểu quyết. Nhưng QH không phải là cơ quan lập hiến theo nghĩa quyết định cuối cùng về thông qua HP. Quyền ấy phải ở nơi dân.
Tuy thống nhất việc đưa quy định trưng cầu dân ý về HP vào HP lần này (không áp dụng ngay mà phải để QH ban hành luật Trưng cầu dân ý làm cơ sở cho việc sửa đổi HP sau) nhưng về trình tự, thủ tục (điều 124 dự thảo sửa đổi HP), trong CP lại có ý kiến khác nhau.
10/25 thành viên CP biểu quyết đề nghị quy định: “Dự thảo HP được trưng cầu ý dân sau khi QH thông qua với ít nhất 2/3 tổng số đại biểu QH biểu quyết tán thành. Trình tự, thủ tục trưng cầu ý dân do luật định”. Hiến định như vậy hàm ý biểu quyết HP thông qua trưng cầu dân ý là quyền dân chủ trực tiếp cao nhất, là quyền đương nhiên. Qua đó HP bảo đảm vị trí tối thượng trong đời sống XH.Tuy nhiên, về các trường hợp thu hồi đất, trong CP có ý kiến khác nhau. 11/25 thành viên CP biểu quyết tán thành điều 58 dự thảo sửa đổi HP - Nhà nước thu hồi đất trong ba trường hợp: vì lý do quốc phòng an ninh, vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển KT-XH.
12/25 thành viên CP - tỉ lệ cao hơn nhưng không quá bán - đề nghị không hiến định việc thu hồi đất với trường hợp thứ ba. Thay vào đó, nên để QH thông qua danh mục các dự án phát triển KT-XH quan trọng, vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng mà QH, CP quyết định thu hồi đất. Quy trình, thủ tục thu hồi và bồi thường phải “theo quy định của luật” chứ không nới rộng “theo quy định của pháp luật” như dự thảo.
Theo Pháp luật TP.HCM