“Tôi khâm phục vì anh đã làm một điều đáng quý với các con khi dám cho các cháu thoát khỏi sự bao bọc để thử sức với cuộc sống bên ngoài. Nhưng bên cạnh sự khâm phục đối với ‘một người cha’ thì lại là sự bất phục của một dân phượt có kinh nghiệm đó là anh đã không coi trọng sự an toàn cho các con và cho bản thân mình”, anh Hưng chia sẻ.

Trước những ý kiến trái chiều về việc cho con 5 tuổi leo Fanxipan, VietNamNet xin đăng tải ý kiến của anh Nghiêm Trọng Hưng, một ‘phượt thủ’ dày kinh nghiệm và đã từng chinh phục thành công đỉnh Fansipan trong thời tiết mưa ướt.

{keywords}

Anh Hưng và các bạn đồng hành trên đỉnh Fansipan.

Khâm phục ba cha con nhưng…

Tôi là Nghiêm Trọng Hưng hiện đang công tác tại Trung Tâm Anh ngữ Worldlink Việt Nam - số 175 Trần Đại Nghĩa, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tôi cũng không dám nói là chỉ bảo ai hết, chỉ gọi là chia sẻ một số điều về ‘Phượt’ để mọi người hiểu hơn và nhìn nhận rõ một chút. Tôi cũng đã tham gia phượt được gần 3 năm cũng đã đi được gần hết các cung đường của miền Bắc và đang cố gắng lấn sang miền Nam và Tây Nguyên.

Thứ nhất tôi khâm phục vì anh Cường đã làm một điều đáng quý với các con anh khi dám cho chúng thoát khỏi sự bao bọc để thử sức với cuộc sống bên ngoài. Người Việt chúng ta luôn lo sợ cho các con mỗi khi các con ra ngoài cuộc sống, điều này đã làm cho tính thuần khiết phát triển, tìm hiểu cuộc sống là không có. Với người Nhật và một số nước phương Tây tôi đã đi và cảm nhận thì họ luôn cho các con đi trải nghiệm, nhìn cuộc sống xung quanh với con mắt trẻ thơ để các con hiểu cuộc sống nó không chỉ là màu hồng mà còn rất nhiều màu khác tạo lên cuộc sống này. Mọi người đều muốn các con của mình mạnh mẽ, biết bước qua khó khăn trước mắt để đạt được sự trưởng thành với cuộc sống.

{keywords}

Đường lên đỉnh Fanxipan nhiều đoạn trơn trượt, vực sâu, núi đá.

Nhưng bên cạnh sự khâm phục của một người cha thì lại là sự bất cẩn, thiếu chín chắn của một dân phượt có kinh nghiệm đó là anh đã không coi trọng sự an toàn cho các con và cho bản thân mình. Một sự xuề xòa, nguy hiểm khi đi với thời tiết ẩm thấp, lạnh mà không có hướng dẫn người bản địa hay đi theo đoàn. Không một người nào biết trước được điều gì sẽ xảy ra. Trọng trách của người cha vô cùng lớn nhưng với sự cẩn trách như vậy sẽ khiến các cháu lâm vào rủi ro là rất lớn. Các cháu tuổi còn nhỏ, sự chịu đựng kém hơn người lớn khi mà ăn uống, sinh hoạt với nhiệt độ 5 độ C và ẩm thấp dễ gây ra các bệnh về phổi và khớp. Nếu như xảy ra vấn đề thì một mình không thể xử lý kịp được và kinh nghiệm trong sơ cứu mình không thể bằng những người bản địa vì đó là công việc hàng ngày trên núi.

Trên các con đường tôi đi, tôi gặp rất nhiều gia đình nước ngoài, họ đạp xe đôi dạng thùng thời Nhật nhưng mọi thứ rất cẩn thận về thuốc, bông băng hay dây an toàn trên chuyến đi cho các con. Họ cũng muốn các con thử nghiệm nhưng chỉ là nhìn ngắm chứ họ cũng chưa thể cho leo núi vì leo núi cần có sức khỏe sự bên bỉ và cả kinh nghiệm.

Trên đường leo Fansipan, có những đoạn đường đi chỉ là mép đá và dưới là vực sâu hay những đoạn phải đu cây tre để xuống dưới. Nó thực sự khó và mệt nhưng khi bạn đã lên tới đỉnh, tất cả mọi thứ như tan biến dần và các cháu biết quý trọng những thử thách mà các cháu đã trải qua. Tôi nghĩ có rất nhiều cách để các cháu được trải nghiệm về cuộc sống nhưng hãy suy nghĩ cách nào an toàn và hiệu quả. Chúng ta hãy đừng tỏ ra là một người đàn ông hiếu chiến mà hãy là người cha, người bố yêu thương.

Tôi đã đọc và cảm nhận anh là người đã đi lâu năm nên các kiến thức cho mỗi chuyến đi anh cũng biết như thế nào là cần thiết. Leo núi thời tiết xuống rất nhanh nên các bạn chú ý về đồ ấm không ngấm nước, định vị GPS, thức ăn dự trữ, găng tay, tất, kẹo ngọt, nước uống dự trữ,... Nhưng tinh thần chuyến đi tôi thấy anh như đang để các cháu phải gồng mình. Đối với dân phượt, rủi ro là không tránh khỏi nhưng nó sẽ rất đáng tiếc nếu xảy ra với bạn đồng hành là những người thân, khi mà vùng liên lạc ngoài vùng phủ sóng sẽ rất khó để liên lạc với bên ngoài.

Leo Fansipan mùa này đang chuẩn bị là mùa mưa, thời tiết lạnh và rất ẩm ướt - sình lầy, đường đi vách đá dễ trơn trượt, sương và gió khá to. Như đã nói trên đến người lớn còn rủi ro khi leo Fansipan nếu không có sức khỏe và thể trạng tốt, có rất nhiều rủi ro gặp phải trên đường đi như nhiễm khí, viêm khí quản, đau sống lưng hay các vấn đề về khớp khi leo trèo vì thời tiết khá xấu. Anh Cường chỉ có một mình với hai cháu Khánh và Linh thực sự nếu có sự rủi ro với chỉ một trong hai cháu thì anh Cường sẽ không kịp phản ứng được với địa hình rừng núi mà suốt chặng đi chỉ có 2 trạm nghỉ là 2,200m và 2,800m. Sẽ rất đáng tiếc nếu như chúng ta tự tin quá vào bản thân mình.

Tôi cũng rất may mắn có cơ hội lên đỉnh Fansipan những ngày tháng 10. Trời tháng 10 ẩm ướt, mưa và khá lạnh, chuyến hành trình chinh phục Fansipan đã có nhiều niềm vui và cũng có khó khăn vì khí hậu càng trên cao càng loãng với thời tiết ẩm dễ tụt huyết áp nhất là các chị em trong Nam chưa quen khí hậu ngoài Bắc. Hành trình đó chưa bao giờ là dễ dàng khi đường rừng núi hiểm trở rất dễ bị lạc trên đường đi. Khi tôi đọc chuyến đi của 3 cha con anh Dương Xuân Cường, tôi vừa khâm phục nhưng cũng vừa buồn.

{keywords}

Rất nhiều rủi ro cần phải lường trước trên đường phượt.

Mong mọi người có cái nhìn đúng đắn về ‘phượt’

'Phượt' còn có tên gọi khác là du lịch bụi bắt nguồn từ phong cách du lịch phương Tây. Những chuyến đi với họ chỉ là những chuyến picnic cuối tuần để giúp giải toả căng thẳng sau một ngày làm việc mệt nhọc và họ được gần gũi với thiên nhiên hơn. 'Phượt' đã xuất hiện ở Việt Nam cũng khá lâu rồi nhưng gần đây phong trào này mới phát triển mạnh mẽ từ giới trẻ. Tôi cũng là một người trẻ, cũng tham gia rất nhiều loại hình du lịch nhưng đến với 'phượt' vì một lẽ nó là cách tôi hiểu hơn về con người, đất nước Việt Nam. Nó là cách mà tôi đến với những người bạn, những vùng đất mới để tỉm nguồn cảm hứng sau một quãng thời gian bộn bề của xã hội và gia đình.

'Phượt' được chia làm 'phượt nghỉ dưỡng', 'phượt hành xác' và 'phượt chạm mốc'. Vì sao nó được chia ra vậy? Những khái niệm này nó không được tự nhiên mà có mà nó dựa vào mục đích của chuyến đi, hành trình chuyến đi và trang thiết bị của chuyến đi. Một chuyến đi bao gồm rất nhiều phần lớn mà mỗi phần lớn hàm chứa rất nhiều phần nhỏ nếu mà thiếu sót một chút các bạn có thể gặp nguy hiểm ngay. Hiện nay, các bạn trẻ đang làm mất đi cái giá trị vốn có của du lịch khiến cho nó không được đẹp trong mắt những người dân trên mọi miền. Các bạn đi 'phượt' chỉ để chứng tỏ mình cũng bằng người này, người nọ sau khi xem các bức ảnh họ chụp rồi đăng lên Facebook hay trang báo mạng. Tôi xin phép dùng từ 'một số bạn trẻ' đi một cách rất đáng trách, các bạn ấy đang đặt tính mạng mình vào cái phong trào chỉ để khoe mẽ, để bằng người ta.

Một hoài bão của những anh em dân 'phượt' trên cả nước chỉ mong sao các bạn trẻ hãy nhìn nhận đúng đắn chút về 'phượt' - nó không phải là điều gì quá xa xỉ chỉ là sự giãi bày, niềm vui và kỉ niệm của mỗi đời người trong cuộc sống xô bồ chứ đừng đem nó ra với sự a dua theo thời thế. Những cung đường rất đẹp nhưng nó cũng là những lưỡi hái của tử thần bên cạnh nếu các bạn đi không mục đích chỉ để đạt được và quên đi sự an toàn cho tất cả chúng ta. Hãy để nụ cười khi chiêm ngưỡng chứ đừng để những giọt nước mắt và u sầu trên mỗi người thân và bạn bè.

{keywords}

Mong dân ‘phượt’ hãy biết quý trọng mỗi nơi mình đến, biết quý trọng đến người bên cạnh và quý trọng cuộc sống của bản thân.

‘Tip’ cho dân phượt

Khi bắt đầu một chuyến đi gồm rất nhiều bước thực hiện như lên 'cung đường' (xem bản đồ tìm ra đường đi thích hợp), các thành viên cho chuyến đi, phương tiện cho chuyến đi, trang thiết bị sửa chữa, địa điểm ăn ngủ nghỉ và chi phí. Mỗi khi bắt đầu, tất cả các thành viên đều phân ra mỗi người một nhiệm vụ, chỉ đạo một người làm trưởng nhóm (gọi là leader), phân thứ tự các xe trong đoàn, khoảng cách giữa các xe để đảm bảo an toàn. Trong một tập thể, một cuộc chơi cái gì cũng có luật lệ, quy tắc riêng của nó nếu bạn không làm đầy đủ, xuề xòa chắc chắn rủi ro cho cuôc chơi của bạn sẽ xảy ra. Nhiều người nói rằng 'Ôi trời, chỉ có đi thôi mà rắc rối vậy!', các bạn nên hiểu rằng không có gì là thừa cả và thần chết chưa bao giờ chê việc mở cánh cửa địa ngục.

Dù làm việc gì đi nữa, dù đi đâu đi nữa sự an toàn cho bản thân không chỉ tốt cho bạn mà còn là niềm vui, hạnh phúc cho những người thân của bạn. Tôi cũng không hiểu sự thú vị gì từ việc các bạn dân phượt thích ngủ ở nghĩa trang, ngủ bên đường hay cây xăng quốc lộ hoặc uống nước bên đường như những người du mục từ phương nào đến. Nó không chứng tỏ bạn là một dân phượt chuyên nghiệp mà tất cả mọi người sẽ nghĩ đến một định nghĩa sai về 'phượt' tại Việt Nam.

Vấn đề nữa tôi cũng muốn chia sẻ từ những thực tế mình gặp được là mỗi nơi, mỗi địa điểm chúng ta đi là một nền văn hóa. Họ đã dành cả đời họ cho cảnh sắc, văn hóa đó từ bao đời nay nên khi các bạn đi đặt chân đến những bản làng, cánh đồng lúa xin hãy quan tâm và bảo vệ bản sắc vùng miền. Tôi thấy buồn khi một đại bộ phận các bạn đến cảnh đẹp chỉ biết rút máy ảnh ra chụp mà không nhìn xem mình đang chạy nhảy trên đâu - trên các nông thực phẩm, cuộc sống của những người dân nghèo nơi đây. Chúng ta mang sự hiện đại đến các bản làng, hay các vùng cao nhưng sự văn minh lại không thấy đâu khi mà mỗi nơi đứng là rác tràn ngập.

Tôi vừa thực hiện chuyến du lịch Lào, Thái Lan. Tôi cũng bất ngờ khi nghe những chiến sĩ hải quan nói khi tôi hỏi 'Tại sao người Việt Nam đi du lịch lại phải làm thủ tục xuất - nhập cảnh riêng?' . Một vấn đề đáng báo động trong mỗi chúng ta về ý thức du lịch, họ đã nói thẳng với tôi 'Thực tế Lào, Thái Lan hay các nước, họ không so sánh về kinh tế giàu hay nghèo nhưng họ muốn khẳng định đã đạt được sự văn minh trong cộng đồng nhưng Việt Nam vẫn lạc hậu'. Văn minh ở đây không phải là khoa học kĩ thuật, CNTT mà nó là ý thức của từng người dân. Họ biết quý trọng mỗi nơi họ đến, biết quý trọng đến người bên cạnh và quý trọng cuộc sống của họ.

Kim Minh (ghi)