- Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2005, di chúc miệng được coi là hợp
pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước
mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi
chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.
TIN BÀI KHÁC
Mẹ anh bạn tôi có một người chị gái sinh khoảng năm 1938 và người này sinh một bé trai ngoài giá thú (bà này không có chồng) sinh khoảng năm 1965. Sau khi sinh, bà này không nuôi được và đem cho người cùng xã nuôi hộ. Khoảng thời gian sau này bà ấy sống cùng anh chị em cho đến lúc chết (mất khoảng năm 1980). Lúc sống cũng như lúc chết, người con và bà ấy không có quan hệ chăm nom nhau.
Bà ấy có nói cho mẹ anh bạn tôi (là em gái bà ấy) nhà cửa vườn tược (chỉ nói miệng). Khi bà ấy ốm đau, mấy anh chị em ruột đều bảo: "Ai trông nom bà ý và chôn cất, ma chay, giỗ tết thì được hưởng nhà đất của bà ý để lại" và mẹ anh bạn tôi đã đảm nhiệm việc đó cho đến ngày hôm nay.
Hiện vườn tược và ngôi nhà (nhà cũ hỏng, mẹ anh ấy xây nhà mới từ năm 1988) hai mẹ con anh ấy ở ổn định và đóng thuế từ năm 1980 đến giờ (không có tranh chấp gì). Nhưng năm 2011, có một người xưng là con trai bà bác đã chết đến hỏi xin 100m2 để ở nhưng gia đình anh bạn tôi không cho. Anh này có nói sẽ kiện ra tòa vì phải được một phần trong mảnh đất đó.
Xin hỏi luật sư trong trường hợp như trên thì anh ta (con người chị gái đã chết) có được hưởng phần tài sản nào không? Anh ta đòi như thế có đúng không?
Xin cảm ơn luật sư ạ! (Thanh Bình, haivisaolac@...).
Luật sư tư vấn:
Chào bạn!
Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2005, di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.
Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực. Theo đó, nếu việc người chị gái đó chỉ nói miệng có nguyện vọng để lại mảnh đất của bà cho hai mẹ con của bạn bạn như vậy thôi thì chưa được coi là hợp pháp về mặt hình thức và vì thế không thể phân chia tài sản của người chị gái để lại theo di chúc miệng được. Vì không có di chúc hợp pháp, di sản của người chị gái sẽ được chia cho những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chị gái theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự là "vợ, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết". Vì vậy, khối di sản của người chị gái sẽ được chia cho con ngoài giá thú của người chị gái đó.
Tuy nhiên, theo như bạn trình bày thì người chị gái đó mất năm 1980; vườn tược và ngôi nhà đó hai mẹ con của bạn ở ổn định và đóng thuế từ năm 1980 đến giờ (không có tranh chấp gì), nhưng năm 2011 người xưng là con trai của bà chị gái đã chết đến nhà của bạn bạn hỏi xin 100m2 để ở nhưng bạn bạn không đồng ý. Và người con trai của bà chị gái đã chết đó đang có tranh chấp với gia đình của bạn bạn. Điều 645 Bộ Luật Dân sự, quy định: “Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”. Người chị gái mất đến nay đã quá 10 năm nên thời hiệu khởi kiện về thừa kế đã hết. Người con đó không còn quyền khởi kiện để chia thừa kế.
Tuy nhiên, theo Nghị quyết 02 ngày 10- 8- 2004 của Hội đồng thẩm phán TANDTC, nếu trong thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm cha mẹ của bà chết) mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn 10 năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu tòa án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết.
Vì vậy, nếu trường hợp của người con thỏa mãn được các quy định trên thì có thể khởi kiện tại TAND cấp huyện để yêu cầu chia tài sản chung.
Tư vấn bởi Văn phòng luật sư Giải Phóng. Địa chỉ: 225 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh. Tổng đài tư vấn luật: 19006665
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).
TIN BÀI KHÁC
Chờ đợi mức giá đa số dân mua được nhà… không tưởng?
Bố dượng quấy rối, tố cáo thế nào?
Khiếu nại được TANDTC xem xét, sai phạm xử lý ra sao?
Chồng hiếu quá, vợ con mất nhờ
Kết quả cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào
Bố dượng quấy rối, tố cáo thế nào?
Khiếu nại được TANDTC xem xét, sai phạm xử lý ra sao?
Chồng hiếu quá, vợ con mất nhờ
Kết quả cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào
Mẹ anh bạn tôi có một người chị gái sinh khoảng năm 1938 và người này sinh một bé trai ngoài giá thú (bà này không có chồng) sinh khoảng năm 1965. Sau khi sinh, bà này không nuôi được và đem cho người cùng xã nuôi hộ. Khoảng thời gian sau này bà ấy sống cùng anh chị em cho đến lúc chết (mất khoảng năm 1980). Lúc sống cũng như lúc chết, người con và bà ấy không có quan hệ chăm nom nhau.
Bà ấy có nói cho mẹ anh bạn tôi (là em gái bà ấy) nhà cửa vườn tược (chỉ nói miệng). Khi bà ấy ốm đau, mấy anh chị em ruột đều bảo: "Ai trông nom bà ý và chôn cất, ma chay, giỗ tết thì được hưởng nhà đất của bà ý để lại" và mẹ anh bạn tôi đã đảm nhiệm việc đó cho đến ngày hôm nay.
Hiện vườn tược và ngôi nhà (nhà cũ hỏng, mẹ anh ấy xây nhà mới từ năm 1988) hai mẹ con anh ấy ở ổn định và đóng thuế từ năm 1980 đến giờ (không có tranh chấp gì). Nhưng năm 2011, có một người xưng là con trai bà bác đã chết đến hỏi xin 100m2 để ở nhưng gia đình anh bạn tôi không cho. Anh này có nói sẽ kiện ra tòa vì phải được một phần trong mảnh đất đó.
Xin hỏi luật sư trong trường hợp như trên thì anh ta (con người chị gái đã chết) có được hưởng phần tài sản nào không? Anh ta đòi như thế có đúng không?
Xin cảm ơn luật sư ạ! (Thanh Bình, haivisaolac@...).
(ảnh minh họa) |
Luật sư tư vấn:
Chào bạn!
Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2005, di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.
Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực. Theo đó, nếu việc người chị gái đó chỉ nói miệng có nguyện vọng để lại mảnh đất của bà cho hai mẹ con của bạn bạn như vậy thôi thì chưa được coi là hợp pháp về mặt hình thức và vì thế không thể phân chia tài sản của người chị gái để lại theo di chúc miệng được. Vì không có di chúc hợp pháp, di sản của người chị gái sẽ được chia cho những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chị gái theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự là "vợ, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết". Vì vậy, khối di sản của người chị gái sẽ được chia cho con ngoài giá thú của người chị gái đó.
Tuy nhiên, theo như bạn trình bày thì người chị gái đó mất năm 1980; vườn tược và ngôi nhà đó hai mẹ con của bạn ở ổn định và đóng thuế từ năm 1980 đến giờ (không có tranh chấp gì), nhưng năm 2011 người xưng là con trai của bà chị gái đã chết đến nhà của bạn bạn hỏi xin 100m2 để ở nhưng bạn bạn không đồng ý. Và người con trai của bà chị gái đã chết đó đang có tranh chấp với gia đình của bạn bạn. Điều 645 Bộ Luật Dân sự, quy định: “Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”. Người chị gái mất đến nay đã quá 10 năm nên thời hiệu khởi kiện về thừa kế đã hết. Người con đó không còn quyền khởi kiện để chia thừa kế.
Tuy nhiên, theo Nghị quyết 02 ngày 10- 8- 2004 của Hội đồng thẩm phán TANDTC, nếu trong thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm cha mẹ của bà chết) mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn 10 năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu tòa án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết.
Vì vậy, nếu trường hợp của người con thỏa mãn được các quy định trên thì có thể khởi kiện tại TAND cấp huyện để yêu cầu chia tài sản chung.
Tư vấn bởi Văn phòng luật sư Giải Phóng. Địa chỉ: 225 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh. Tổng đài tư vấn luật: 19006665
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).