– Vắc xin phối hợp (5 trong 1 và 6 trong 1) tiêm dịch vụ đã hết
hàng từ lâu nhưng nhiều phụ huynh vẫn chờ đợi chứ không dùng vắc xin Quinvaxem
của chương trình tiêm chủng mở rộng. Sự chờ đợi kéo dài khiến họ lo lắng, bức
xúc.
Điều này cũng khiến cơ quan chức năng lo ngại về việc có thể phát sinh tình
trạng quá nhiều trẻ không được tiêm chủng trong thời gian dài khiến nguy cơ dịch
bệnh bùng phát như đã xảy ra với dịch sởi.
Chỗ nào cũng hết
Phản ánh tới VietNamNet, anh Tuấn (quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết, từ cuối
tháng 5 đến giữa tháng 6, anh 3 lần đưa con đi tiêm chủng dịch vụ (mũi 6 trong
1) tại Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội nhưng lần nào đến cũng được thông báo
không còn vắc-xin.
Anh gọi điện hỏi BV Bệnh Nhiệt đới TƯ rồi đưa con tới Viện vệ sinh dịch tễ TƯ
cũng nhận được câu trả lời tương tự.
Phụ huynh đưa con đi tiêm chủng tại TT Y tế dự phòng HN (Ảnh: C.Q) |
Chưa biết khi nào có lại vắc-xin dịch vụ
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Nhật Cảm, GĐ TT Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, tiêm vắc-xin dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng (song song với chương trình tiêm chủng mở rộng). Trung bình số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm vắc-xin dịch vụ chiếm khoảng 20% tổng số mũi tiêm trên toàn địa bàn thành phố.
Vắc xin dịch vụ thiếu do nhiều nguyên nhân, trong đó có lý do dự trù không sát thực tế. Cục Quản lý Dược khẳng định vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng không bị thiếu (Ảnh: C.Q) |
Về khoảng cách giữa các mũi tiêm bị cách xa sẽ gây ảnh hưởng thế nào tới miễn dịch của đứa trẻ, ông Phu cho biết: Lý tưởng nhất để có miễn dịch bền vững là cho trẻ tiêm đúng tuổi và đủ liều. Với vắc xin phối hợp thì 3 mũi được tiêm liền khi trẻ được 2-3-4 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu phải tiêm chậm 1 tháng thì về cơ bản cũng không ảnh hưởng gì. |
Thực tế trước đây nhà sản xuất đã từng tiếp nhận con số dự trù và sản xuất với số lượng lớn nhưng bên mua vắc-xin không sử dụng hết khiến họ bị lỗ. Vì vậy, họ rất thận trọng kể cả khi nhu cầu thị trường tăng cao.
Theo đó cần tiến tới việc cả nhà sản xuất lẫn nhà sử dụng phải bàn bạc, đi đến những cam kết về cung ứng vắc-xin để đảm bảo tính ổn định, không để tái diễn tình trạng như hiện nay.
“Đây không phải việc mua bán hàng hóa, dịch vụ thông thường” - ông Phu cho hay.
Theo ông Phu, tới đây cũng chưa biết chắc chắn khi nào sẽ có lại vắc-xin dịch vụ 5 trong 1 và 6 trong 1.
Chờ tiêm vắc-xin, lo dịch bùng phát Ông Trần Đắc Phu lo ngại: Nếu các phụ huynh cứ chờ vắc-xin dịch vụ rồi mới tiêm thì thực tế sẽ có một khoảng trống tương đối với nhiều trẻ không được tiêm chủng. Điều này có thể khiến dịch bệnh bùng phát như đã từng xảy ra với dịch sởi. Vì thế, khuyến cáo của ông Phu là đối với trẻ trong độ tuổi tiêm chủng, nếu chưa có vắc-xin dịch vụ thì cha mẹ không nên chờ đợi mà có thể tiêm vắc xin Quinvaxem của chương trình tiêm chủng mở rộng hoặc tiêm vắc-xin đơn liều để thay thế. Các vắc-xin của chương trình đều được kiểm định chất lượng và 98% các điểm tiêm chủng của Bộ Y tế đã đạt chuẩn. |
Cẩm Quyên