Theo Bộ Công Thương, sản lượng nếp được trồng tại Đồng bằng sông Cửu Long (chủ yếu là An Giang và Long An) đạt 453.000 tấn. Số liệu của Hải quan cho hay, tình hình xuất nếp từ năm 2018 là 676.902 tấn và 2019 là 297.405 tấn, và 2 tháng đầu năm 2020 là 72.476 tấn.
Bộ này cũng thừa nhận, một số thương nhân chỉ xuất khẩu gạo nếp. Đại diện các tỉnh Long An, An Giang cũng đánh giá người dân trong nước chủ yếu tiêu dùng gạo tẻ, không dùng nhiều gạo nếp cho nhu cầu lương thực hằng ngày và gạo nếp hiện nay được sản xuất chủ yếu phục vụ xuất khẩu.
Cho xuất gạo nếp, gạo tẻ vẫn chờ quyết định của cơ quan chức năng. |
Bộ Công Thương cho biết quy định hàng dự trữ chỉ bao gồm “thóc tẻ, gạo tẻ”. Có nghĩa là, ngay cả trong tình huống đột xuất, cấp bách phải sử dụng tới biện pháp nêu tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 94/2013 thì thóc nếp, gạo nểp và tấm nếp cũng không thuộc diện huy động vào dự trữ quốc gia.
Do đó, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép tiếp tục xuất khẩu nếp, bao gồm thóc nếp, gạo nếp và tấm nếp theo nhu cầu.
Bộ Công Thương cũng đề nghị không tính lượng gạo nếp xuất khẩu vào lượng hạn ngạch gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4/2020 và thời gian tới trong trường hợp tiếp tục duy trì xuất khẩu gạo theo hạn ngạch.
Trước đó, ngày 15/4, Bộ Công Thương đã có văn bản hỏi Bộ NN-PTNT về việc gạo nếp có trong danh mục dự trữ lương thực quốc gia hay không. Bộ NN-PTNT trả lời là "không" và kiến nghị tiếp tục cho xuất khẩu gạo nếp.
Bộ Tài chính cũng đã có nhiều văn bản góp ý Bộ Công Thương cần cho xuất khẩu gạo nếp.
L.Bằng
Vênh con số và chuyện lúc 0 giờ, loạn nhịp xuất khẩu gạo
Dòng chảy xuất khẩu gạo bỗng trở nên loạn nhịp. Những lùm xùm sau đó liên quan đến cấp gạo dự trữ, thủ tục xuất khẩu đều xuất phát từ việc chưa chuẩn bị kỹ cho tình huống bất thường này.