- Năm 1993, tôi bắt đầu công tác tại một trung tâm Ngoại ngữ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Một năm sau đó, trong buổi họp nhân viên, ông trưởng chi nhánh trung tâm thông báo sẽ đóng bảo hiểm xã hội cho tất cả nhân viên. Kể từ đó, chúng tôi không nghe thấy ai nhắc đến việc này thêm một lần nào nữa.

Băn khoăn khi bạn gái có quan hệ họ hàng

Có bắt buộc phải lăn dấu tay khi đã ký tên?

Tôi tiếp tục làm việc ở đó cho đến nay (tháng 10/2018) thì mới hay, chưa bao giờ chúng tôi được đóng BHXH. Vậy xin hỏi, việc trung tâm không đóng bảo hiểm cho nhân viên như vậy là đúng hay sai? Chúng tôi – những người đang làm việc cho trung tâm suốt 24 năm phải làm gì để đòi lại quyền lợi của mình?

{keywords}
Ảnh minh họa

Theo thông tin cung cấp, bạn đã làm việc cho công ty từ năm 1993 và không nói rõ bạn và công ty đã ký hợp đồng lao động trong đó có thỏa thuận về việc đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội chưa. Tuy nhiên trên thực tế công ty không thực hiện, do đó trước hết, bạn cần trao đổi trực tiếp với lãnh đạo.

Trường hợp công ty cố tình né tránh trách nhiệm, bạn có thể làm đơn gửi lên Phòng lao động thương binh xã hội để yêu cầu can thiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Theo điểm d khoản 1 điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính, mức phạt tiền tối đa với lĩnh vực bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội là 75 triệu đồng.

Khoản 3 Điều 26 Nghị định 95/2013/ NĐ-CP quy định: Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn buộc: (1) truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 điều này; (2) buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 điều này.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Việc các cá nhân, doanh nghiệp cố tình trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho người lao động có thể bị xử phạt rất nặng. Điều 216 Bộ luật hình sự 2015 về Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động quy định:

- Người vi phạm có thể bị phạt tiền đến một tỷ đồng hoặc phạt tù đến bảy năm; đồng thời người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến 5 năm tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.

- Đối với pháp nhân thương mại, nếu vi phạm quy định này còn có thể bị xử phạt từ 200 triệu đến 3 tỷ đồng.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Chưa có bảo hiểm, tai nạn lao động có được bồi thường?

Chưa có bảo hiểm, tai nạn lao động có được bồi thường?

Chồng em làm trong công ty không may xảy ra tai nạn nhưng chưa có bảo hiểm, công ty có bồi thường nhưng vợ chồng em có 2 con nhỏ mới 8 tuổi và 2 tuổi. Vậy công ty có hỗ trợ cho con em không ạ?

Chế độ được hưởng khi có bảo hiểm y tế hộ cận nghèo

Chế độ được hưởng khi có bảo hiểm y tế hộ cận nghèo

Xin hỏi luật sư, nếu có bảo hiểm y tế hộ cận nghèo thì khi mổ tôi được hưởng chế độ thế nào?

Mới đóng bảo hiểm 3 tháng có được hưởng bảo hiểm y tế?

Mới đóng bảo hiểm 3 tháng có được hưởng bảo hiểm y tế?

Em dự kiến sinh con vào tháng 8/2018. Công ty dự định đóng bảo hiểm cho em từ tháng 5/2018. Xin hỏi luật sư em có được hưởng bảo hiểm y tế không?