Chú rể Shafiqullah Shafaq (31 tuổi) đã hoảng hốt khi nhận thấy trong số những người dự tiệc có đến 600 vị khách lạ mặt mà anh chưa từng gặp mặt.
TIN BÀI KHÁC
Tuy nhiên, anh Shafaq vẫn phải vui vẻ tiếp đón họ, bởi vì theo anh “nếu không phục vụ họ, đó sẽ là một sự sỉ nhục và khiến ngày cưới của tôi mất đi niềm vui”.
Theo New York Times, chú rể sau đó đã phải nhắn gấp nhà bếp tăng gấp đôi đơn đặt cỗ cưới, khiến tổng cộng số phí tổn mà anh phải chi cho đám cưới lên tới 30.000USD, tương đương với một gia sản tại Afghanistan, nhất là đối với một nhân viên bán ôtô như anh.
Một bàn tiệc đám cưới tại Afghanistan. (Ảnh: New York Times) |
Đây là một câu chuyện bình thường tại thủ đô Kabul nói riêng và Afghanistan nói chung, nơi việc tổ chức đám cưới linh đình được coi là thể hiện của hai giá trị quan trọng gồm lòng hiếu khách cùng sự tận tâm đối với gia đình và cộng đồng.
Có một quan niệm phổ biến tại Kabul: “Nếu mỗi đêm có một đám cưới, người ta sẽ không còn phải lo bị đói”.
Mời được 500 khách dự đám
cưới là một điều khó khăn ở nhiều quốc gia khác. Nhưng đối với Afghanistan, đây là một việc hiển
nhiên. Trong trường hợp của Shafiqullah, ban đầu anh mời 700 khách.
Ngoài họ hàng bên vợ, Shafiqullah còn phải mời “họ hàng, họ hàng của
họ hàng, hàng xóm, những người sống ở nơi lân cận, dân làng, những người đến từ
Kabul, khoảng 100-150 đồng nghiệp, những nhân viên bán xe hơi khác”.
Cuối cùng không hiểu vì sao có tới 1.300 người
đến dự tiệc, khiến anh không thể nhận ra được một nửa số khách nam giới (tại Afghanistan, khách nam và khách nữ ngồi riêng). Dẫu vậy,
sau khi kết thúc lễ thành hôn, vẫn có một số phàn nàn Shafiqullah không mời họ.
Cũng vì lý do này, có nhiều trường hợp việc tổ chức đám cưới bị trì hoãn nhiều năm trời. Anh Ahmad Walid Sultani, chủ một cửa hiệu văn phòng phẩm cho biết, anh ao ước một ngày sẽ được in thiếp cưới cho chính mình chứ không chỉ là cho những vị khách.
Anh Sultani đã đính hôn suốt 7 năm, và vẫn đang dành tiền cho đám cưới trong tương lai.
Ngoài chi phí đặt phòng và tiệc, chú rể còn phải mua vàng và trang sức cho cô dâu. Họ cũng phải trả một khoản tiền nhất định cho người vợ tương lai hoặc gia đình cô để cô có tài sản riêng.
Để trả tiền cho một bữa tiệc xa xỉ với lượng khách mời tương đương dân số của một hoặc hai ngôi làng nhỏ do những người lạ mặt xuất hiện, những người đàn ông trẻ ở Kabul phải vay tiền ngân hàng, anh chị em và người thân.
Nhiều trường hợp các chú rể trẻ ngay sau đám cưới đã phải tìm đường ra nước ngoài như Iran hay Dubai lao động trả nợ, để rồi nhiều năm sau đó quay trở về rơi vào cảnh trắng tay hoặc thậm chí nghiện ngập.
Trước hiện tượng này trong đời sống, các nhà lập
pháp tại Afghanistan mới
đây đã thông qua một dự luật trong đó giới hạn số lượng khách tối đa được đến dự
một tiệc cưới ở mức 500 người. Dự luật này đang chờ Quốc hội phê duyệt chính thức
và nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người trẻ tuổi.
Jawed, 24 tuổi, một người bán vải cho biết: “Tôi cầu xin
Tổng thống ký dự luật này càng nhanh càng tốt để những người như tôi có thể kết
hôn”.
Tuy nhiên, dự luật này đang vấp phải sự phản đối
từ các nhà lãnh đạo quyền phụ nữ, chủ phòng cưới và công đoàn người lao động ở
khách sạn, với lý lẽ nó vi phạm quyền riêng tư và cơ bản của công dân, hoặc đi
ngược lại giá trị văn hóa xã hội của Afghanistan, đồng thời sẽ khiến nhiều người rơi vào cảnh thất nghiệp.
Lan Phương