Chiều nay, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp TƯ họp phiên thứ 4 dưới sự chủ trì của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo. Cùng dự có Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo cùng các thành viên Ban Chỉ đạo.

Các thành viên Ban Chỉ đạo cho ý kiến vào Dự thảo báo cáo kết quả công tác tư pháp năm 2018 và chương trình làm việc của Ban Chỉ đạo năm 2018; báo cáo của Đảng đoàn Hội Luật gia Việt Nam về kết quả hợp tác với UNDP về khảo sát chỉ số công lý và phương hướng xây dựng chỉ số tư pháp; báo cáo của TANDTC về việc đổi mới và tăng cường công tác hoà giải, đối thoại trong giải quyết các vụ án dân sự, hành chính...

Các ý kiến cơ bản tán thành Dự thảo báo cáo kết quả công tác tư pháp năm 2017 và đánh giá cao kết quả đã đạt được trong năm 2017. Đa số các ý kiến đồng ý về sự cần thiết nghiên cứu xây dựng chỉ số tư pháp, đề xuất giao Đảng đoàn Hội Luật gia Việt Nam nghiên cứu Đề án về xây dựng chỉ số tư pháp.

{keywords}
Chủ tịch nước Trần Đại Quang chủ trì phiên họp thứ 4 Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp TƯ

Đồng thời, khẳng định việc phát huy vai trò của hòa giải, đối thoại nhằm quán triệt tinh thần của Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị là “khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hoà giải, trọng tài...”. Tuy nhiên, các đại biểu đề nghị cần lập thành dự án trước khi triển khai thí điểm. Dự án cần xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, đối tượng, thời gian, kinh phí, tài liệu, địa điểm triển khai thí điểm.

Phát biểu kết luận phiên họp, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ trong năm 2017, Ban Chỉ đạo đã thực hiện nghiêm túc chủ trương “tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược cải cách tư pháp” do Đại hội lần thứ 12 của Đảng thông qua và các văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị; lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.

Đó là, tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, xây dựng các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tư pháp, thể chế hóa đầy đủ, đúng đắn các chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách tư pháp; lãnh đạo, chỉ đạo việc rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy trong nội bộ các cơ quan được giao thực hiện các hoạt động tư pháp; đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận công lý, thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật; lãnh đạo, chỉ đạo việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức luật sư, trợ giúp pháp lý, công chứng, giám định tư pháp, thừa phát lại; chỉ đạo việc xây dựng, hoàn thiện các đề án về vị trí việc làm; tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ có phẩm chất, năng lực thực thi nhiệm vụ; triển khai thực hiện các đề án về phòng, chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp; chỉ đạo việc đổi mới phương thức hoạt động giám sát của Quốc hội, HĐND và việc tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến hoạt động tư pháp; lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế theo kế hoạch đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tăng cường hợp tác và tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức nước ngoài trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ tư pháp, cải cách tư pháp; tiếp tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền quan tâm bố trí ngân sách xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động tư pháp; chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách tư pháp, các quy định của pháp luật về hoạt động tư pháp và tổ chức kiểm tra, đôn đốc, nắm tình hình triển khai thực hiện.

Theo Chủ tịch nước, trong năm 2017, các cấp ủy, tổ chức đảng có liên quan ở TƯ đã chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ được giao theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tích cực chỉ đạo việc nghiên cứu, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 2015 và Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luật Trợ giúp pháp lý, Luật Luật sư, Luật Lý lịch tư pháp, Luật Tương trợ tư pháp. Đồng thời, chỉ đạo việc xây dựng các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam...

{keywords}
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phát biểu tại phiên họp

Tiếp tục quán triệt, thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị; chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện các đề án về vị trí việc làm trong từng cơ quan, đơn vị. Chỉ đạo việc xây dựng, hoàn thiện các chế định về bổ trợ tư pháp và tăng cường công tác quản lý nhà nước về tổ chức, hoạt động thi hành án, thừa phát lại, bán đấu giá tài sản, công chứng, giám định, hộ tịch, lý lịch tư pháp, trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật. Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai thực hiện chủ trương đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, bảo đảm cơ sở vật chất cho các cơ quan tư pháp. Đồng thời, triển khai thực hiện công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế trong hoạt động tư pháp theo đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương tiếp tục kiện toàn, đổi mới tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp cấp tỉnh; phân công rõ trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo và các cấp ủy, tổ chức đảng có liên quan ở địa phương trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp. Thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng đảng, công tác cán bộ; quán triệt thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 7/7/2007 của Bộ Chính trị về sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án và công tác bảo vệ Đảng và Chỉ thị số 50-CT/TW, ngày 7/12/2015 của Bộ Chính trị khóa 11 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng. Định kỳ tổ chức nghe cơ quan công an, viện kiểm sát nhân dân, tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án báo cáo tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp theo chức năng, nhiệm vụ được giao; kịp thời chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.

Về phương hướng và đề xuất, kiến nghị hoạt động trong năm 2018, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị Ban Chỉ đạo và các cấp ủy, tổ chức đảng có liên quan trực thuộc Trung ương cần tiếp tục quán triệt thực hiện đúng đắn quan điểm, phương hướng, nhiệm vụ cải cách tư pháp nêu trong Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị và các nhiệm vụ cụ thể nêu trong Chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp nhiệm kỳ 2016-2021; bảo đảm thực hiện nghiêm túc chủ trương “Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp...” do Đại hội lần thứ 12 của Đảng đã thông qua...

Đề xuất Bộ Chính trị duy trì BCĐ Cải cách tư pháp TƯ

Đề xuất Bộ Chính trị duy trì BCĐ Cải cách tư pháp TƯ

Sáng nay, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Trưởng BCĐ Cải cách tư pháp TƯ chủ trì phiên họp thứ 3 của BCĐ.

Thủ tướng: Loại khỏi bộ máy cán bộ không chịu cải cách

Thủ tướng: Loại khỏi bộ máy cán bộ không chịu cải cách

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị loại cán bộ không chịu cải cách ra khỏi bộ máy hành chính.

'Không còn gì để cải cách thủ tục, nhưng mới là lý thuyết'

'Không còn gì để cải cách thủ tục, nhưng mới là lý thuyết'

Phó trưởng ban cho biết đã cải cách thủ tục đến mức không còn gì để cải cách nhưng Phó Tổng giám đốc BHXH nói mới cải cách trên lý thuyết.

Theo VGP