Để doanh nghiệp hai bên có thể tăng cường liên kết và tận dụng tối đa cơ hội từ các Hiệp định UKVFTA, ông Bob Fletcher - Giám đốc Dịch vụ hải quan và Thương mại toàn cầu, Deloitte Vietnam, khuyến nghị, các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu các mặt hàng sang thị trường Anh sẽ có sự cạnh tranh với nhà sản xuất của các nước khác.

Theo đó, trước nhất, các doanh nghiệp Việt Nam cần đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch vụ xuất khẩu cần đáp ứng hoặc vượt mức tiêu chuẩn chất lượng yêu cầu bởi Anh.

W-caphevn.png
Ảnh minh hoạ

Điểm thứ hai liên quan đến tìm kiếm sự hỗ trợ và nguồn lực của Chính phủ, các doanh nghiệp Việt Nam nên tận dụng các chương trình sẵn có của Chính phủ, đồng thời liên hệ với các cơ quan xúc tiến thương mại, các phòng kinh doanh có chức năng hỗ trợ hợp tác kinh doanh, chuyển giao công nghệ giữa Việt Nam và Anh.

Các doanh nghiệp Việt Nam nên tận dụng các công nghệ kỹ thuật số và các nền tảng thương mại điện tử để mở rộng phạm vi tìm kiếm, tiếp tận thị trường, kết nối với người tiêu dùng một cách hiệu quả. Đồng thời sử dụng các công nghệ kỹ thuật số để quản lý chuối cung ứng, quản lý quan hệ khách hàng cũng như marketing trực tuyến.

Đồng thời, doanh nghiệp Việt Nam nên chủ động tham gia vào các hội chợ thương mại, sự kiện ngành để tìm kiếm và kết nối với các doanh nghiệp Anh mong muốn có hoạt động đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam. Liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, theo tôi, các doanh nghiệp Việt Nam nên nâng cao nhận thức liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ trước khi tiến hành xuất khẩu các sản phẩm sang thị trường Anh.

Nguyễn Thị Lê, Hoàng Thị Kim Duyên, Nguyễn Trần Chung, Nguyễn Hoàng Hà