Jasmine Wang, 22 tuổi, thừa nhận không thể kìm lòng trước nước hoa.

Nữ sinh vừa tốt nghiệp đại học ở Thượng Hải, Trung Quốc có 20-30 lọ nước hoa với đủ các mùi hương và đều là phiên bản giới hạn của các thương hiệu như Guerlain, Tom Ford và Chanel, theo Bloomberg.

Mỗi lọ có giá khoảng 300 USD.

Wang chưa có việc làm nhưng cô không quá bận tâm về tiền bạc. Ngoài khoản trợ cấp hàng tháng 2.500 nhân dân tệ (khoảng 8,5 triệu đồng) từ gia đình, Wang nói rằng cô được thoải mái sử dụng thẻ ngân hàng của cha mẹ và thường xuyên được ông bà nội ngoại cho thêm tiền tiêu vặt. 

Wang chỉ là một trong rất nhiều thanh thiếu niên Trung Quốc thuộc thế hệ Z (những người sinh sau năm 1996) sẵn sàng chi một khoản tiền lớn cho đồ hiệu. Đa số họ đều là con một, đang sống dựa vào gia đình, chưa có và cũng không lo lắng nhiều đến sự nghiệp.

{keywords}

Giới trẻ Trung Quốc chi 7.000 USD/ năm cho hàng xa xỉ. Ảnh: Reuters. 

Chi 7.000 USD/ năm cho hàng hóa xa xỉ

Trong năm 2018, người tiêu dùng Trung Quốc ở trong và ngoài nước đã chi 115 tỷ USD cho các mặt hàng xa xỉ, chiếm 1/3 tổng chi tiêu toàn cầu.

Dự kiến, con số này sẽ tăng lên mức 180 tỷ USD vào năm 2025, theo báo cáo hàng xa xỉ Trung Quốc 2019, do công ty Tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey & Company (Mỹ) thực hiên.

Báo cáo phân tích rằng, các thế hệ sinh sau thập niên 1980 và 1990 đang là động lực thúc đẩy tiêu dùng hàng xa xỉ ở Trung Quốc.

Nghiên cứu của Công ty tư vấn chiến lược OC&C (Anh) công bố tháng 1/2019 cho thấy giới trẻ Trung Quốc chi hơn 7.000 USD/ năm để mua xa xỉ phẩm.

Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 15.500 người thuộc thế hệ Z (sinh năm 1998-2010) tại 9 nước gồm: Anh, Ba Lan , Brazil, Đức, Mỹ, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Ý. Trong số này có khoảng 2.000 người trẻ Trung Quốc.

Kết quả nghiên cứu cho thấy thế hệ Z tại Trung Quốc, đa phần đều chưa đi làm nhưng tiêu xài 15% trong tổng chi tiêu của gia đình họ. Con số này lớn hơn nhiều so với 4% của thế hệ Z tại Mỹ và Anh.

‘Một thế hệ chưa bao giờ biết lo lắng’

Thế hệ Z của Trung Quốc sinh ra và lớn lên trong bối cảnh chính sách một con và nền kinh tế phát triển trong giai đoạn thập niên 1990-2000.

Những thanh thiếu niên này, đa phần đều không có anh chị em, từ nhỏ không phải chia sẻ với bất kỳ ai khác trong gia đình. Họ được ông bà, cha mẹ chiều chuộng và chứng kiến đất nước ngày càng giàu có, không hề lo lắng nhiều về tương lai sự nghiệp cũng như bối cảnh xã hội.

Ngược lại, những đứa trẻ cùng trang lứa tại Mỹ và châu Âu đã phải chứng kiến cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 và những hệ quả kéo dài sau đó.

Họ phải thích ứng với các khoản nợ sinh viên, không đủ tiền trang trải sinh hoạt phí. Những người này cũng quan tâm đến các vấn đề chính trị hơn các thế hệ trước.

{keywords}

Nhiều người trẻ thuộc thế hệ Z tại Trung Quốc đang chi tiêu nhiều hơn tiết kiệm. Ảnh: Reuters.

 Adam Xu, đối tác tại Thượng Hải của OC&C, nói: "Thế hệ Z Trung Quốc lớn lên và gần như chưa bao giờ biết lo lắng. Họ tiêu xài nhiều hơn và ít tiết kiệm hơn.

Chúng tôi không biết liệu khi trưởng thành họ có thành công hay không, nhưng hiện tại họ chính là lực lượng tiêu dùng quan trọng đối với các thương hiệu cao cấp".

Với những người như Jasmine Wang, tiết kiệm là một việc khó khăn. Nữ sinh nói rằng cô cũng từng cố gắng tiết kiệm. Nhưng vào ngày Độc thân (11/11), một sự kiện mua sắm hàng năm tại Trung Quốc, cô thậm chí còn tiêu nhiều hơn số tiền mình dành dụm được.

"Bằng một cách nào đó, tôi đã mua quá 20-30% số tiền tôi dự tính sẽ xài”, Wang nói.

{keywords}
 

Ngôi làng nguy hiểm nhất Trung Quốc, chỉ 1% người dân biết

Ngôi làng nguy hiểm nhất Trung Quốc, chỉ 1% người dân biết

Guo Liangcun, ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc là ngôi làng được công nhận là kỳ quan thứ 8 của thế giới.

 

Theo Zing