Báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo luật trước khi thông qua, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, đa số ý kiến ĐBQH đồng ý với phương án 1 bổ sung đối tượng xét tặng danh hiệu vinh dự nhà nước “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”. 

Trong đó, một số đại biểu đề nghị làm rõ khái niệm “nghệ sĩ” để bảo đảm sự tường minh. Đồng thời có đánh giá tác động việc mở rộng đối tượng xét tặng danh hiệu này để Quốc hội có căn cứ xem xét, quyết định. 

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường 

Đa số ý kiến cũng đề nghị giao Chính phủ quy định chi tiết về đối tượng, tiêu chuẩn xét tặng đảm bảo không bỏ sót đối tượng, làm rõ thế nào là “tác phẩm xuất sắc, có giá trị cao về tư tưởng nghệ thuật và được công chúng yêu thích và đón nhận”.

Đối với nhà văn và kiến trúc sư, đa số ý kiến đề nghị nghiên cứu thêm cho phù hợp và tạo sự đồng thuận cao.  

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, việc rà soát để tiếp tục bổ sung người sáng tạo tác phẩm văn hóa, nghệ thuật thuộc đối tượng được xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” là cần thiết, đảm bảo nguyên tắc “công bằng” trong khen thưởng. Tuy nhiên, đây là vấn đề mới, trong thời gian ngắn chưa thể đánh giá tác động kỹ lưỡng, đầy đủ.

Do đó, sau khi lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất chỉ quy định trong luật những vấn đề đã chín, đã kỹ, đã rõ thì được quy định cụ thể, còn lại giao Chính phủ quy định. 

Theo đó, danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” để tặng cho cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật gồm: Diễn viên, đạo diễn, chỉ đạo nghệ thuật, chỉ huy dàn nhạc, biên đạo, quay phim, nhạc sĩ, họa sĩ, phát thanh viên.

Đối với người sáng tạo tác phẩm văn hóa nghệ thuật không thuộc đối tượng quy định trên sẽ do Chính phủ quy định. 

Theo phương án 1 được đưa ra thảo luận tại hội trường trước đó, đối tượng xét tặng danh hiệu vinh dự nhà nước “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” được bổ sung cho người hoạt động trong lĩnh vực nhiếp ảnh, kiến trúc, văn học, “soạn giả” sân khấu. Như vậy, dự thảo luật được thông qua chưa quy định nội dung này mà giao cho Chính phủ quy định.

Không luật hóa hình thức “Thư khen”

Về hình thức khen thưởng, ông Cường cho biết, có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung hình thức “Thư khen”. Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, hình thức “Thư khen” trong thời gian qua được thực hiện theo quy định của khoản 2 Điều 101 Luật Thi đua, khen thưởng hiện hành (khoản 1 Điều 81 dự thảo Luật), rất đa dạng, gắn với cá nhân người đứng đầu cơ quan, tổ chức, có tác dụng kịp thời biểu dương gương tốt, việc tốt, động viên, khuyến khích cá nhân, tập thể hăng hái thi đua, làm việc tốt, có nhiều hành động tốt.

Nếu luật hóa, một mặt, sẽ không tạo sự chủ động, linh hoạt; mặt khác, phải xác định chủ thể có thẩm quyền quyết định tặng; vị trí của “Thư khen” trong các hình thức khen thưởng; quy trình, thủ tục xét tặng; các tiêu chuẩn xét tặng trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc “không khen thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được”. Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin phép Quốc hội không luật hóa hình thức “Thư khen”.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng xin phép Quốc hội cho giữ như dự luật, giữ tên gọi danh hiệu “Gia đình văn hóa” như luật hiện hành do danh hiệu này đã có từ lâu và đang thực hiện ổn định.

Về đề nghị bỏ quy định báo cáo thành tích trong hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua và khen thưởng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, báo cáo thành tích là căn cứ để các cấp có thẩm quyền đánh giá tính chính xác, mức độ thành tích của cá nhân, tập thể. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thi đua, khen thưởng vẫn còn những khó khăn, vướng mắc nhất định. Dự thảo Luật đã quy định các trường hợp khen thưởng theo thủ tục đơn giản. Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin phép Quốc hội cho giữ như dự thảo luật, tức là không bỏ quy định báo cáo thành tích trong hồ sơ...

Luật này gồm 96 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2024

Thu Hằng

Quốc hội 'chốt' phim trên không gian mạng phải tiền kiểm và hậu kiểm

Quốc hội 'chốt' phim trên không gian mạng phải tiền kiểm và hậu kiểm

Phim phổ biến trên không gian mạng sẽ kết hợp biện pháp tiền kiểm và hậu kiểm, phù hợp với xu thế chung của thế giới, bảo đảm việc kiểm soát chặt chẽ nội dung phim, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vi phạm.
Vụ Việt Á: Nhiều cán bộ có điều kiện sống rất tốt nhưng vẫn tham nhũng

Vụ Việt Á: Nhiều cán bộ có điều kiện sống rất tốt nhưng vẫn tham nhũng

Thực tế qua các vụ tham nhũng, tiêu cực, trong đó có vụ Việt Á cho thấy, những sai phạm chủ yếu xuất phát từ lòng tham, không phải từ sự nghèo khó và nhiều cán bộ có điều kiện sống rất tốt nhưng vẫn tham nhũng.
'Đài phát thanh' trong gia đình nửa đêm vẫn phát có phải là bạo lực tinh thần?

'Đài phát thanh' trong gia đình nửa đêm vẫn phát có phải là bạo lực tinh thần?

Góp ý thêm về các hành vi bạo lực gia đình, ĐBQH cho biết “phát thanh" gia đình không giờ, không giấc, thậm chí nửa đêm cũng phát thanh. Hành vi như vậy có phải bạo lực gia đình về mặt tinh thần hay không?
ĐB Quốc hội: Phụ nữ có lúc quên mất sức mạnh lớn nhất là sự dịu dàng

ĐB Quốc hội: Phụ nữ có lúc quên mất sức mạnh lớn nhất là sự dịu dàng

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh cho rằng, phụ nữ có lúc quên mất sức mạnh lớn nhất và theo mình cả đời đó là sự dịu dàng. Đôi khi họ cố gắng thật nhiều để có các năng lực khác nhưng không bù lại được kết quả mà sự dịu dàng mang lại cho gia đình.