Thông tin đã được báo lên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các nhà khoa học Anh đang thực hiện các nghiên cứu chi tiết.
Bộ trưởng Y tế Anh cho hay, chưa có bằng chứng cho thấy, chủng virus mới sẽ khiến căn bệnh trầm trọng hơn hoặc vắc xin không còn tác dụng.
Trong tuần trước, số ca nhiễm Covid-19 ở Anh tăng mạnh theo cấp số nhân ở London, Kent, các vùng của Essex và Hertfordshire.
"Chúng tôi đã xác định được hơn 1.000 trường hợp nhiễm biến thể này, chủ yếu ở miền Nam nước Anh. Chúng tôi sẽ phải hành động nhanh chóng và dứt khoát”, ông Hancock cho hay.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết, còn quá sớm để biết chính xác điều cần làm với chủng virus mới.
Giáo sư Alan McNally, chuyên gia tại Đại học Birmingham, nói: "Đừng quá căng thẳng. Chủng mới không đồng nghĩa bệnh dễ lây lan hơn hoặc nguy hiểm hơn. Nhưng bạn cần để tâm tới”.
“Điều quan trọng là phải giữ quan điểm bình tĩnh về chủng virus vì đây là quá trình tiến hóa bình thường của virus”, Giáo sư McNally cho hay.
Trong khi đó, Tiến sĩ Jeremy Farrar đánh giá chủng virus mới có khả năng nguy hiểm. "Việc giám sát và nghiên cứu phải được tiếp tục và chúng tôi sẽ thực hiện các bước cần thiết để đón đầu".
Ông Hancock cho biết biến thể mới của virus "có thể liên quan" đến sự lây lan nhanh hơn ở phía đông nam nước Anh. Nhưng ông Hancock không kết luận đó là nguyên nhân gia tăng số ca bệnh và nguy cơ lây lan từ người sang người dễ dàng hơn.
Giáo sư Jonathan Ball, Giáo sư Virus học Phân tử tại Đại học Nottingham, cho biết: "Thông tin di truyền ở nhiều loại virus có thể thay đổi rất nhanh. Đôi khi những thay đổi này có thể có lợi cho virus - khiến nó lây hiệu quả hơn hoặc làm phương pháp điều trị hiện tại không còn tác dụng - nhưng nhiều thay đổi không có tác dụng gì cả”.
"Một biến thể di truyền mới của virus đang lây lan ở nhiều vùng của Vương quốc Anh và trên toàn thế giới, điều này hoàn toàn có thể xảy ra một cách tình cờ”.
Giáo sư Ball cho hay, điều quan trọng là phải nghiên cứu các thay đổi di truyền để xem chúng có ảnh hưởng đến cách virus hoạt động hay không.
“Cho đến khi chúng tôi thực hiện xong công việc quan trọng đó, còn quá sớm để đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về tác động tiềm ẩn của đột biến virus", ông khẳng định.
An Yên (Theo BBC)
Người đầu tiên được tiêm vắc xin Covid-19 ở Mỹ: 'Tôi tràn đầy hy vọng'
Một nữ y tá ở New York đã trở thành người Mỹ đầu tiên được tiêm vắc xin Pfizer - BioNTech vào ngày 14/12.
Bộ TT&TT và Bộ Y tế vừa thống nhất triển khai trên phạm vi toàn quốc ứng dụng Bluezone để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng này giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.