“Bình thường mới” trong doanh nghiệp

Từng nghĩ sẽ phải giải thể công ty hồi giữa năm, đến nay, ông Phạm Tân - chủ một doanh nghiệp lắp ráp đồ điện tử tại TP.HCM đang tất bật mở rộng nhà xưởng vì đơn hàng tăng cao. Tình hình dịch bệnh hồi tháng 6 ở TP.HCM khiến việc kinh doanh của hàng loạt công ty bị ảnh hưởng, nhiều nhà xưởng phải giảm một nửa nhân sự để đảm bảo giãn cách. Trong khi nhiều doanh nghiệp khác chấp nhận bỏ cuộc, ông Tân tự nhận mình may mắn nhờ sớm ứng dụng công nghệ.

{keywords}
 

Ví dụ, với việc xuất nhập hàng trong kho, ông Tân cho biết, trước đây sẽ cần gần 10 nhân sự, phụ trách nhập số liệu bằng tay. Trong dịch, ông buộc phải giảm nhân sự và thay thế bằng máy móc. “Nhưng cũng nhờ đó, năng suất trong công việc này đã tăng gấp 5 lần”, ông Tân cho biết. Thông tin về hàng hóa được nhập bằng cách quét mã QR, sau đó tự động đưa lên hệ thống với độ chính xác cao. Ứng dụng hệ thống Smart Office giúp chủ doanh nghiệp quản lý được tới từng đầu việc, từng nhân sự và tài sản. Nhờ đó, ông Tân giảm được nhiều phòng, ban trung gian.

“Công nhân giảm được nhiều khâu nhờ tự động hóa, còn đội ngũ quản lý ở nhà cũng có thể làm việc. Chúng tôi đã giảm được một lượng lớn người có mặt tại cơ quan, qua đó góp phần hạn chế lây lan dịch bệnh mà vẫn đảm bảo sản xuất. Chuyển đổi số đã giúp chúng tôi giảm khoảng 70% nhân sự có mặt tại công ty, nhưng năng suất công việc đã tăng 50% so với trước đây”, ông Tân chia sẻ.

Trong bối cảnh dịch bệnh dần được kiểm soát như hiện nay, nhiều doanh nghiệp như của ông Tân cũng đã tìm ra lối đi riêng để vừa khôi phục sản xuất - kinh doanh, vừa bảo vệ an toàn cho người lao động, mà vẫn đảm bảo thực hiện các quy định phòng chống dịch.

Ứng dụng công nghệ là “chìa khóa” thành công

Theo số liệu được công bố tại diễn đàn Chuyển đổi số Việt Nam mới đây, tính đến tháng 12/2020, Việt Nam có hơn 800 nghìn doanh nghiệp. Từ đầu năm 2021 đến nay, qua các đợt đại dịch Covid-19 bùng phát, có trung bình 10.000 doanh nghiệp dừng hoạt động mỗi tháng, hầu hết trong số này cũng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Các SME được đánh giá là thành phần quan trọng nhưng lại dễ bị “tổn thương” trong nền kinh tế. Trước đây, các doanh nghiệp này chiếm hơn 98% tổng số doanh nghiệp cả nước và đóng góp 45% GDP. Ứng dụng công nghệ được xem làm một trong những giải pháp then chốt giúp doanh nghiệp SME có thể bứt phá.

{keywords}
 

Theo ông Dư Thái Hùng - , Giám đốc TTCNTT MobiFone (đơn vị cung cấp giải pháp số cho doanh nghiệp hiện nay), việc ứng dụng các nền tảng công nghệ là xu hướng tất yếu trong tương lai. Nhờ công nghệ, doanh nghiệp có thể dễ dàng thay đổi phương thức điều hành lãnh đạo, thay đổi quy trình làm việc và văn hóa công ty để mang lại hiệu quả cao nhất.

Những nghiệp vụ như: giao tiếp, vận hành, kinh doanh, quản lý… đều có thể thực hiện qua các nền tảng công nghệ, thay vì cách “thủ công” như trước đây. Hiện nay, các nền tảng công nghệ do các công ty trong nước hoàn toàn đáp ứng được những nghiệp vụ này, trở thành lựa chọn tốt cho các doanh nghiệp trong việc chuyển đổi số toàn diện.

Nhanh chóng phát triển sản phẩm số, MobiFone đã “trình làng” hàng loạt giải pháp ứng dụng trong doanh nghiệp như: MobiFone Invoice, MobiCloud, MobiFone Meeting...; đem tới các giải pháp hỗ trợ tự động hoá cho các quy trình hành chính, lưu trữ dữ liệu nội bộ. Nhiều doanh nghiệp ứng dụng các giải pháp của MobiFone đã đạt được những kết quả tích cực trong đại dịch, hứa hẹn bứt phá trong giai đoạn bình thường mới.

{keywords}
 

“Để có thể chuyển đổi số thành công, điều mà các doanh nghiệp cần làm là phải lựa chọn được một đối tác công nghệ tin cậy, có chuyên môn để cùng đồng hành trên chặng đường chuyển đổi số của mình. MobiFone sẵn sàng đồng hành cùng các doanh nghiệp trong chặng đường sắp tới”, ông Dư Thái Hùng cho biết.

Ngọc Minh