- Nhiều trường học có tỷ lệ học sinh (HS) giỏi trên 90%. Thậm chí số lượng HS giỏi và khá đạt gần như tuyệt đối. Các chuyên gia giáo dục lý giải hiện tượng này như thế nào?

Trung bình là của hiếm

Một con số thống kê HS giỏi khá “khủng” từ trường tiểu học Lê Ngọc Hân (quận 1, TP.HCM) trong 10 năm trở lại đây. Số lượng học sinh giỏi của trường đều trên 90%, số HS có học lực trung bình rất nhỏ nhoi.

 Năm học

Số lượng HS

Giỏi

Khá

Trung bình

2005-2006

1.527

91%

8,3%

0,7%

2006-2007

1.478

95,1%

4,2%

0,7%

2007-2008

1.477

95,5%

3,8%

0,7%

2008-2009

1.466

96,3%

3,5%

0,1%

2009-2010

1.536

98,4%

1,1%

0,5%

2010-2011

1.560

96,4%

4,6%

0,8%.

Ở quận 5, trong năm qua tỷ lệ giỏi, tiên tiến Trường Tiểu học Chính Nghĩa luôn ở mức trên 94%.

Một trường khác ở quận này cũng đưa ra chỉ tiêu năm nay tỉ lệ HS giỏi đạt 75% và đã đạt được tỉ lệ này.

{keywords}
Đổi mới cách đánh giá ở bậc tiểu học nhằm giảm áp lực thành tích điểm số cho học sinh. Ảnh: Hạ Anh

Con số trên 90% HS có học lực giỏi cũng được thể hiện ở Trường Tiểu học Trần Quốc Thảo (quận 3) và không ngừng trong những năm gần đây.

Theo số liệu, tỷ lệ giỏi trong các năm học gần đây tăng dần, từ 67,0%; 74,6%- 20,9%... rồi đến 93,7% và 95,3%...

Nói về lượng học sinh giỏi “nhiều khủng khiếp” trong những năm gần đây, môt giáo viên ở quận Thủ Đức ví von “Học sinh giỏi bao la”.

Tại quận 1, trong năm học 2012-2013 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa có 78% học lực giỏi, 21% học lực khá, tức chỉ có 1% HS có học lực trung bình.

Trường đặt ra chỉ tiêu đến năm 2015, có ít nhất 80% HS được xếp loại học lựcgiỏi, 100% học sinh giỏi tin học…Và đến năm 2020 có 90% học sinh được xếp loạihọc lực giỏi,v.vv

Về vấn đề này, một giáo viên bình luận, học sinh trường chuyên đa số học giỏi môn chuyên. Rất ít em học giỏi cả 9 đến 10 môn học. Nhưng vì thành thíchcủa nhà trường, ngoài môn chuyên, giáo viên luôn nâng đỡ các môn khác.

Cô Nguyễn Thị Thu Cúc, hiệu trưởng Trường THPT Gia Định cũng bật mí, năm học này, trường có trên 70% HS có học lực giỏi, số còn lại là khá và trung bình. Tỉ lệ này cũng được đảm bảo trong những năm gần đây. 

Ông Lê Ngọc Điệp (nguyên Trưởng phòng giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐT TP.HCM): Điểm giỏi không phải "siêu phàm" mà để khuyến khích

Ở bậc tiểu học, việc đánh giá HS theo kiểu mới (Thông tư 30) mới thực hiện được một năm. Những ý kiến đóng sẽ làm cho việc thực hiện được hoàn thiện.

{keywords}
Ông Lê Ngọc Điệp

Ở các cấp học khác, hiện tượng nhiều HS giỏi xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, việc đánh giá HS được chuyển từ xếp hạng từ cao xuống thấp thành đánh giá xếp loại theo Thông tư số 15 được Bộ GD-ĐT ban hành vào tháng 8/1995.  Trước năm1995, Bộ GD-ĐT đánh giá xếp loại HS bằng cách cho điểm và cộng điểm tất cả thành tổng, chia ra lấy điểm trung bình cộng mỗi tháng để xếp hạng từ cao xuống thấp. Những HS đứng đầu rất xuất sắc.  Đến năm 1995 thì có quy định HS đạt khung từ 9 đến 10 điểm được xếp loại giỏi, 7-8 điểm là loại khá, 5-6 điểm loại trung bình.

Thứ hai, Bộ GD-ĐT ban hành "Dạy và học theo chuẩn kiến thức kĩ năng", HS đạt được chuẩn nghĩa là "đạt yêu cầu". Nhiều địa phương hiện nay đã thực hiện dạy học theo hai buổi/ngày nên việc đạt chuẩn theo quy định sẽ dễ dàng hơn, dẫn tới tỷ lệ HS khá giỏi nhiều.

Thứ ba, quan điểm về"xếp loại giỏi" đã có thay đổi. "Giỏi" không có nghĩa là ghi nhận khả năng siêu phàm mà để khuyến khích, động viên. Ví dụ, nếu mẹ nhờ con lấy hộ cốc nước, con làm được thì khen là giỏi. Điều này có nghĩa  là việc khen giỏi đã tồn tại hằng ngày, trong những việc bình thường.

TS Nguyễn Cam (nguyênGiám đốc Trung tâm công nghệ dạy học thuộc Viện Nghiên cứu giáo dục, Trường ĐHSư phạm TP.HCM): Bùng phát "học sinh giỏi" là tự nhiên

Ở bậc THPT , với quy chế công nhận tốt nghiệp là 50% dựa vào kết quả học ở trường, 50% còn lại dựa vào điểm thi của kì thi quốc gia sắp tới thì việc bùng phát HS giỏi là điều rất tự nhiên. Để an toàn cho HS, giáo viên sẽ rộng rãi hơn, nhà trường nhẹ nhàng hơn trong cách cho điểm.

Ở bậc THCS và Tiểu học, Bộ GD-ĐT đã có quy định bỏ thi tuyển đầu cấp, thực hiện bằng phương thức xét tuyển. Khi xét tuyển sẽ dựa vào điểm số, thành tích học tập, điều này dễ dẫn đến nhu cầu "điểm đẹp".

{keywords}
Ông Nguyễn Cam

Nếu điểm cao, HS giỏi nhiều mà kết quả thực chất là tốt. Không nên quá khắt khe với HS, đặc biệt ở cấp học có độ tuổi thấp. Nhưng việc cho điểm cao để nâng thành tích sẽ tạo ra hệ lụy khó lường.  

Làm cho HS nhẹ nhàng  trong học tập, bớt thi cử là một xu hướng đúng. Nhưng để làm tốt, không gây ra hệ lụy thì phải có biện pháp là có công cụ kiểm định và đánh giá chất lượng của các cơ sở đào tạo.

Sở GD-ĐT phải đánh giá năng lực mỗi trường cho ra kết quả thích hợp với kiểm định. Vấn đề hiện nay là các cơ quan không có công cụ để kiểm định chất lượng và cũng chưa có bộ phận nào làm việc này. Điều này giống như bán hàng không có hậu kiểm (thực ra một sốtrường học tại TP.HCM được Sở GD-ĐT cấp chứng nhận đạt kiểm định chất lượng cấp độ I, nhưng việc kiểm định này chưa đi vào thực chất).

  • Lê Huyền (Ghi)

Xu hướng thế giới: Khi điểm 10 chỉ là trung bình

Chẳng cứ gì tiểu học, các trường đại học giờ đây cũng có khuynh hướng cho điểm sinh viên nới tay hơn đáng kể. Tờ The Economist cho biết điểm số trung bình của sinh viên Mỹ đã tăng từ 2,52 trong những năm 1950 lên đến 3,11 năm 2006 (thang điểm 4). Có tới 43% sinh viên đại học đạt điểm A (xuất sắc) những năm gần đây, tăng đến 28% so với những năm 1960.

(Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn) XEM THÊM>>