Chị Lê Bảo Hiên, thôn Gia Lạc, xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư (Thái Bình) đã biến những ruộng hoang cỏ mọc um tùm thành vườn trồng hoa hồng ngoại rộng tới 30 sào. Điểm đặc biệt, 9x Thái Bình trồng 20.000 gốc hồng ngoại không phải để bán cây mà chỉ để "nấu" nước hoa hồng-nguyên liệu để làm nước hoa.

Tích tụ ruộng đất trồng hoa hồng mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp là lựa chọn của chị Lê Bảo Hiên. Sở hữu hơn 20.000 gốc hồng ngoại, chị là một trong ít người có vườn hoa hồng lớn ở tỉnh Thái Bình và là người trẻ tuổi thành công từ đam mê của mình.

Đến thăm vườn hồng đua nhau khoe sắc của chị Hiên, ít ai nghĩ rằng chỉ gần một năm trước, nơi đây là bãi đất bỏ hoang cỏ mọc um tùm. Bằng tình yêu và niềm đam mê, chị Hiên không chỉ biến mảnh vườn của gia đình thành một vườn hồng rực rỡ với 200 loại hoa hồng ngoại khác nhau mà còn mở rộng khu vực trồng hoa hồng sang vùng đất mới (xã Việt Hùng) để vươn tới ước mơ xa hơn.

{keywords}
 

Khác với những người trồng hoa hồng để bán bông hay bán cây, chị Hiên nghiên cứu trồng những loại hồng ngoại phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của Việt Nam như giống Moncour, Masora, Blue sky, Juliet, Jubelee, Kent,... nhằm chiết xuất tinh chất nước hoa hồng.

Chị Hiên cho biết: Yêu thích hoa hồng nên ban đầu tôi trồng hoa hồng trên diện tích đất vườn của gia đình để chơi và khám phá. Sau đó, tôi tự chưng cất nước hoa hồng để tặng cho bạn bè. Nhận được phản hồi tích cực từ phía gia đình, bạn bè về chất lượng nước hoa hồng, tôi quyết tâm thuê đất, mở rộng thêm diện tích trồng hoa hồng, đưa việc chưng cất nước hoa trở thành việc kinh doanh chính.

{keywords}
Nhân công làm việc tại vườn hoa hồng ngoại của 9x Lê Bảo Hiên thường xuyên kiểm tra sâu bệnh tại vườn hồng.

Tuy nhiên, khi bắt tay mở rộng trồng hồng trên một diện tích lớn, chị Hiên phải đối mặt với nhiều khó khăn. Chị hiểu rằng nếu chỉ có đam mê là chưa đủ. Việc trồng hoa hồng tưởng chừng đơn giản nhưng lại khá phức tạp bởi các loại hồng chị trồng là giống hồng ngoại ưa lạnh, vào mùa nóng cây thường bị sâu bệnh, cho bông nhỏ nên sản lượng hoa thu hoạch thấp hơn mùa đông.

Thêm vào đó, vùng đất bãi chị Hiên thuê trồng hoa hồng thường bị ngập úng khi mưa to cây sẽ bị ngập và chết. Vì thế, chị Hiên phải thuê máy xúc đắp thành luống cao để trồng hoa hồng. Phân bón cho hoa hồng cũng phải được ủ kỹ để cây không xót rễ. Hệ thống nước tưới cây hoa hồng được lắp đặt tự động, bảo đảm cây đủ nước, sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh.

Do trồng theo phương pháp hữu cơ, cây phát triển thuận theo tự nhiên nên chi phí thuê nhân công cho việc làm cỏ, bón phân, điều trị sâu bệnh lớn. Chị phải thuê 4 lao động làm việc thường xuyên với mức thu nhập trung bình 5 triệu đồng/người/tháng và 20 lao động làm việc theo mùa vụ.

{keywords}
Mỗi tháng vườn hoa hồng ngoại của chị Lê Bảo Hiêm cho thu hoạch 7-8 lần, mỗi lần đạt khoảng 70kg bông.

Hiện nay, số vốn đầu tư cho diện tích 3 mẫu hồng đã lên tới hơn 1 tỷ đồng. Ngoài những kiến thức tự học hỏi, chị Hiên còn đi nhiều nơi như Hưng Yên, Mê Linh, Xuân Mai (Hà Nội) để tích lũy thêm kinh nghiệm và kỹ thuật trồng hoa hồng.

Gần một năm đầu tư và chăm sóc, đến thời điểm hiện tại, chị đã là chủ nhân của vườn hồng ngoại lung linh sắc màu với hơn 200 chủng loại.

Chia sẻ thêm về lý do chọn giống hồng nhập ngoại, chị Hiên cho biết: Trước đây, chị từng trồng thử nghiệm nhiều giống hoa hồng trong nước nhưng khi chưng cất có mùi nồng, không được thơm đậm, thơm lâu như hoa hồng ngoại, cộng thêm đặc điểm của hồng ngoại là bông to, cánh nhiều và dày nên năng suất chưng cất cao hơn. Với hơn 20.000 gốc hồng hiện nay, mỗi tháng chị Hiên thu hoạch 7-8 lần, mỗi lần đạt khoảng 70kg bông.

{keywords}
Từ khi vườn hoa hồng ngoại của chị Lê Bảo Hiên xuất hiện ở vùng quê Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, rất nhiều các bạn trẻ đến thăm vườn hồng.

Tìm đầu ra cho nước hoa hồng sau khi chưng cất thô, chị Hiên đã liên kết với một công ty mỹ phẩm tại Hà Nội. Dự kiến sản phẩm nước hoa hồng sẽ được ra mắt vào tháng 6/2018. Nếu được thị trường đón nhận, chị Hiên sẽ mở rộng thêm diện tích trồng hoa hồng.

Sinh năm 1990 song chị Hiên đã đứng đầu một công ty chuyên về nội thất và là chủ của một vườn hoa hồng quý. Thành công bước đầu của chị Hiên đã mở ra hướng đi mới cho người trồng hoa hồng, đồng thời tạo ra một điểm đến hấp dẫn cho du lịch Thái Bình.

(Theo báo Thái Bình)

Âm thầm nghỉ việc, vay nặng lãi trồng 6.000 gốc hồng

Âm thầm nghỉ việc, vay nặng lãi trồng 6.000 gốc hồng

Chị Tuyết âm thầm giấu bố mẹ việc mình nghỉ việc, chấp nhận vay nặng lãi để trồng hoa hồng. Đến nay, chị sở hữu khoảng 6.000 gốc hồng các loại, thu tiền tỷ. 

Gốc hồng Mẫu tử trăm tuổi: Trả tiền tỷ quyết không bán cho Trung Quốc

Gốc hồng Mẫu tử trăm tuổi: Trả tiền tỷ quyết không bán cho Trung Quốc

Gốc hồng cổ thế mẫu tử này có độ tuổi khoảng hơn 100 tuổi, được một đại gia Trung Quốc đích thân sang tận vườn hỏi mua nhưng chủ nhân của gốc hồng nhất quyết không bán

Gốc hồng 200 tuổi, đại gia Hồng Kông trả 1 tỷ không bán

Gốc hồng 200 tuổi, đại gia Hồng Kông trả 1 tỷ không bán

Gốc cây hồng này đã gần 200 tuổi, đường kính gốc khoảng 40cm. Từ lúc đưa về vườn đến nay nhiều đại gia từ Hồng Kông, Thượng Hải sang Việt Nam cả chục lần để hỏi mua với giá hơn 1 tỷ đồng nhưng ông chủ không bán.

Rộ mốt chơi hồng cổ Sapa: 1 gốc hồng cổ đắt bằng 3 gốc đào

Rộ mốt chơi hồng cổ Sapa: 1 gốc hồng cổ đắt bằng 3 gốc đào

Giống hoa hồng được người Pháp trồng tại Sapa thời xưa gần đây bỗng trở thành thú chơi mới hút người sành hoa. Một gốc hồng cổ Sapa hơn 10 năm tuổi có giá thấp nhất 5 triệu đồng.