Cho dù Trung Quốc có cố gắng nhấn mạnh vào ý nghĩ về một sự trỗi dậy hòa bình, thì nhịp độ và bản chất của việc hiện đại hóa quân sự của Bắc Kinh vẫn là hồi chuông báo động với nhiều người.
Khi mà Mỹ và các cường quốc châu Âu giảm chi tiêu quốc phòng, Trung Quốc lại có vẻ như muốn duy trì tăng trưởng với mức khoảng 12%/năm như thập kỷ qua. Thậm chí ngân sách quốc phòng của họ còn không bằng 1/4 mức của Mỹ hiện nay, thì các nhà chiến lược xuất sắc của Trung Quốc vẫn rất tham vọng. Đất nước này đang trên đà trở thành nước chi tiêu mạnh tay nhất cho quốc phòng trong vòng 20 năm hoặc hơn thế.
Nhiều nỗ lực của họ nhằm khiến cho Mỹ nản chí trong việc can thiệp vào tình hình ở Đài Loan trong tương lai. Trung Quốc đang đầu tư mạnh trong "các tiềm lực không cân xứng" nhằm làm 'cùn' tiềm lực từng rất nổi trội của Mỹ để bảo vệ sức mạnh trong khu vực.
Cách tiếp cận kiểu 'khu vực miễn vào' này bao gồm hàng ngàn tên lửa đầu đạn hạt nhân tầm thấp và tên lửa đạn đạo trên mặt đất, các phi cơ tân tiến và các tên lửa chống hạm, một hạm đội các tàu ngầm (loại thông thường lẫn trang bị hạt nhân), các rađa tầm xa và các vệ tinh do thám, các vũ khí không gian và và vũ khí trên mạng nhằm 'làm mù' các lực lượng của Mỹ. Tên lửa mà nhiều người bàn tán nhất là loại tên lửa đạn đạo được cho là có thể sẽ đặt đầu đạn để thao diễn trên chiếc hàng không mẫu hạm đang đậu ở ngoài biển.
Trung Quốc nói rằng việc này mang tính tự vệ, nhưng các học thuyết chiến thuật của họ lại nhấn mạnh vào việc tấn công trước nếu như bắt buộc. Do đó, Trung Quốc nhắm tới việc có thể tiến hành các cuộc tấn công để loại bỏ khả năng chiến đấu của các cơ sở của Mỹ tại phía tây Thái Bình Dương và đẩy các nhóm tàu của Mỹ ra khỏi cái mà họ gọi là "chuỗi đảo thứ nhất", cô lập các biển Hoàng Hải, Biển Đông và Biển Hoa Đông trong một vòng cung chạy từ Aleutians ở phía bắc cho tới Borneo ở phía nam.
Điều này rõ ràng đã tác động đến các nước láng giềng của Trung Quốc, họ sợ rằng điều này sẽ lôi họ rơi vào một vùng ảnh hưởng của Trung quốc. Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và thậm chí cả Australia cũng đã chi tiêu khá nhiều cho quốc phòng, đặc biệt là cho hải quân. "Tâm điểm" mới của ông Obama hướng tới châu Á có bao hàm cả một dấu hiệu rõ ràng rằng Mỹ sẽ tiếp tục bảo đảm an ninh cho các đồng minh của họ. Tuần này, một nhóm 200 lính thủy đánh bộ của Mỹ đã tới Darwin, trong khi Ấn Độ nhận tàu ngầm hạt nhân thuê của Nga.
Viễn cảnh về một cuộc chạy đua tại châu Á quả thật khủng khiếp, nhưng sự lo ngại sâu sắc về vũ trang của Trung Quốc không nên biến thành một sự kích động. Ít nhất là vào lúc này, Trung Quốc còn lâu mới có vẻ hiếu chiến như các bên tuyên bố. Lực lượng vũ trang của họ không có kinh nghiệm chiến đấu trong suốt hơn 30 năm qua, trong khi đó, lính Mỹ thì liên tục đánh đấm, học hỏi trên các chiến trường.
Còn đối với các dự định lâu dài của Trung Quốc, phương Tây nên biết rằng hầu nhưng chẳng có gì trái tự nhiên khi một cường quốc trỗi dậy muốn có một lực lượng quân độip hản ánh đúng tầm vóc kinh tế của họ. Trung Quốc muốn dành khoảng trên 2% GDP cho ngân sách quốc phòng hàng năm - tương đương với Anh và Pháp, bằng một nửa của Mỹ. Con số trên có thể sẽ giảm nếu như tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại hoặc chính quyền đối mặt với các nhu cầu chi tiêu cho xã hội.
Vấn đề ở chỗ là các dự định của Trung Quốc rất khó đoán. Một mặt Trung Quốc tỏ ra sẵn sàng tham dự vào các thể chế toàn cầu hơn. Mặt khác, Trung Quốc lại ứng xử với phần còn lại của thế giới theo cách riêng của họ, nghi ngờ các thể chế đang phục vụ cho lợi ích của phương Tây. Và sự quyết đoán của Trung Quốc, đặc biệt là trong các tranh chấp về biển, cũng được tăng cường cùng với sức mạnh của họ. Sai sót trong tính toán về mặt quân sự gây ra mối nguy hiểm quá lớn để có thể yên tâm.
Trung Quốc muốn xây dựng lòng tin với các quốc gia láng giềng, giảm ngờ vực chiến lược với Mỹ và chứng tỏ sẵn sàng tuân thủ các quy tắc tiêu chuẩn toàn cầu. Một sự khởi đầu tốt có thể là yêu cầu các trọng tài quốc tế phân xử các tranh chấp về chủ quyền. Bước tiếp theo có thể là củng cố các cơ quan đầy hứa hẹn trong khu vực như Hội nghị Đông Á hoặc ASEAN +3. Trên tất thảy, các tướng lĩnh Trung Quốc nên thảo luận nhiều hơn với các tướng lĩnh của Mỹ.
Phản ứng của Mỹ nên bao gồm cả sức mạnh quân sự và sự khôn khéo về mặt ngoại giao. Mỹ vẫn phải duy trì khả năng đặt lực lượng ở châu Á: nếu không làm vậy có thể sẽ khiến cho nhiều người ở Trung Quốc tin rằng Mỹ đang suy giảm sức mạnh và có thể bị gạt sang một bên. Nhưng Mỹ có thể làm nhiều hơn thế để chống lại chứng hoang tưởng của Trung Quốc. Ông Obama có thể làm hạ nhiệt mối căng thẳng về vấn đề Đài Loan và nói rõ rằng ông không muốn kiềm chế Trung Quốc. Mỹ nên kiềm chế lại trước sự cám dỗ để biến mọi vấn đề an ninh trở thành một phép thử cho niềm tin của Trung Quốc. Sẽ có nhiều bất đồng giữa các siêu cường, và nếu như Trung Quốc không thể theo đuổi các lợi ích của riêng họ trong một trận tự thế giới tự do, họ sẽ trở nên hiếu chiến hơn. Đó là khi mà mọi chuyện có thể khiến mọi người cáu kỉnh, giận dữ.
Thu Lượng (theo Economist)
Triều Tiên hay Iran, nước nào đáng lo hơn?
Cách đây 2 tháng, một tên lửa của Iran đã rời bệ phóng quân sự và đặt một vệ
tinh quan sát trái đất vào quỹ đạo. Mỹ đã "làu bàu" về thứ có thể gắn vào tên
lửa, nhưng đó chưa là gì.
Thế giới có còn quan tâm tới vùng đất 'héo'?
Gần một triệu người đã chết sau nạn hạn hán kinh hoàng khu vực Sừng châu Phi vào năm ngoái. Liệu con số đó có đáng để thế giới lưu tâm?
Liệu Myanmar có trở thành con hổ châu Á mới?
Myanmar đang trong một giai đoạn bước ngoặt cả về chính trị và kinh tế. Liệu
họ có trở thành một 'con hổ' mới về kinh tế của châu Á hay vẫn bị cô lập với nền
kinh tế toàn cầu?
|