Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 54 (AMM-54) diễn ra trong bối cảnh làn sóng Covid-19 mới làm chao đảo Đông Nam Á, và biến khu vực trở thành tâm dịch, chia sẻ với báo chí,  Đại sứ Phạm Quang Vinh nhìn nhận: Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại khu vực trong thời gian vừa qua đã trở thành một thách thức rất lớn đối với ASEAN. Biến chủng mới Delta làm cho tốc độ lây lan dịch bệnh nhanh, mạnh hơn, vì vậy, nó cũng khiến chiến lược chống dịch của một số quốc gia (có thể thành công trong những đợt dịch trước đây) phải thay đổi, đòi hỏi việc kết hợp thêm nhiều biện pháp chống dịch bên cạnh 5K.

Thêm nữa, tại một số khu vực khác trên thế giới như Bắc Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, dù dịch bệnh vẫn còn diễn biến căng thẳng nhưng các quốc gia đã thực hiện nhanh hơn chiến dịch tiêm chủng vaccine và dần dần bước ra khỏi đại dịch. Điều này cũng có thể khiến khu vực Đông Nam Á bị lùi lại phía sau.

{keywords}
Năm 2020, Việt Nam đã kịp thời và cấp bách đưa ASEAN ứng phó với đại dịch; tiếp tục duy trì chương trình nghị sự của ASEAN, xây dựng cộng đồng và vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực. Những sáng kiến nêu trên của Việt Nam là cơ sở quan trọng cho ASEAN không chỉ trong năm ngoái, năm nay mà có thể cả trong thời gian tới để ứng phó với dịch Covid-19, thực hiện kiểm soát dịch bệnh.

Tuy nhiên, cũng có thể thấy rõ rằng, trong hơn 1 năm qua, từng nước ASEAN đã có kinh nghiệm ứng phó dịch bệnh của riêng mình. Các nước đều nhận thấy bên cạnh chiến lược 5K cần phải đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm chủng vaccine. Đây chắc chắn là câu chuyện được bàn luận kỹ lưỡng giữa các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với nhau và với các đối tác trong khuôn khổ AMM lần này.

Dịch bệnh đã xảy ở nhiều tháng nay ở nhiều nước ASEAN. Thế nhưng, dù khó khăn, những hoạt động của ASEAN vẫn tiếp tục được duy trì, thậm chí còn có sự kết hợp giữa các hoạt động trực tuyến và trực tiếp, tạo điều kiện thuận lợi để các nước cùng nhau bàn bạc những giải pháp để cùng nhau vượt qua đại dịch.

Đại sứ Phạm Quang Vinh nhấn mạnh, trong năm 2020, Việt Nam đã kịp thời và cấp bách đưa ASEAN ứng phó với đại dịch; tiếp tục duy trì chương trình nghị sự của ASEAN, xây dựng cộng đồng và vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực.

Những sáng kiến nêu trên của Việt Nam là cơ sở quan trọng cho ASEAN không chỉ trong năm ngoái, năm nay mà có thể cả trong thời gian tới để ứng phó với dịch Covid-19, thực hiện kiểm soát dịch bệnh. Thời gian qua, các nước ASEAN đã thử nghiệm các sáng kiến như Khung hành lang đi lại ASEAN, công nhận chứng chỉ vaccine…

Trước diễn biến hiện nay của dịch Covid-19, nhiệm vụ của ASEAN là tiếp tục hiện thực hóa những sáng kiến của Việt Nam trong năm 2020; cập nhật để tiếp tục đưa ra những sáng kiến phù hợp với tình hình dịch bệnh, như sự xuất hiện của các biến chủng mới. Đặc biệt, câu chuyện vaccine cần phải được chú trọng. Sau hơn 1 năm chống dịch, ASEAN và các nước thành viên đều nhận thức chung được rằng bên cạnh thực hiện 5K, xét nghiệm, chiến lược vaccine đóng vai trò then chốt để tiến tới miễn dịch cộng đồng.

Trả lời câu hỏi về kế hoạch này và vai trò của “ngoại giao vaccine” trong thời điểm hiện nay để đối phó với tình hình cấp bách của dịch Covid-19, Đại sứ Phạm Quang Vinh cho rằng, trước hết, có lẽ phải hiểu an ninh và tự cường vaccine theo nghĩa rộng. Đó là làm sao ASEAN vừa đảm bảo vừa chia sẻ nguồn cung vaccine; thông qua quan hệ đối tác thúc đẩy chuyển giao công nghệ vaccine và dần dần tham gia vào chuỗi cung ứng. ASEAN cũng cần tính đến tham gia vào việc sản xuất thuốc điều trị Covid-19.

Để làm được điều đó, ASEAN cần phải nỗ lực thực hiện các mục tiêu qua nhiều kênh khác nhau, trong nội bộ ASEAN và với các đối tác. Nếu như một thành viên ASEAN nào đó có thể thành lập trung tâm sản xuất vaccine trên cơ sở nhận chuyển giao công nghệ từ các nước khác thì có thể chia sẻ, hỗ trợ các nước thành viên Hiệp hội. ASEAN, trên tư cách tập thể cũng có thể đề nghị các đối tác hỗ trợ cho Quỹ ASEAN ứng phó Covid-19 hay Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp ASEAN.

Một số nước ASEAN, trong đó có cả Việt Nam đang tự nghiên cứu chương trình sản xuất vaccine của riêng mình. Nếu như thành công, Việt Nam hay các nước ASEAN khác cũng rất cần sự hỗ trợ của đối tác về công nghệ và tài chính để có thể nhân rộng quy mô sản xuất, hỗ trợ các quốc gia khác trong khu vực. Trong chiến lược an ninh và tự cường vaccine có thể thấy rất rõ các nỗ lực “ngoại giao vaccine”, phát huy sự năng động của từng quốc gia nhưng lại có thể đóng góp cho cả khu vực.

Ngọc Trang