- Môi trường làm việc trong khu vực công chưa thực sự trong lành thúc đẩy không khí làm việc. Quan niệm “làm em ăn thèm vác nặng”, “đường sữa từ trên xuống, cuốc xẻng từ dưới lên” khiến người trẻ phải “nhìn trước ngó sau”.

Báo cáo tình hình thanh niên năm 2012 của Viện Nghiên cứu Thanh niên mới đây cho thấy, có tới hơn 50% số người được hỏi mong muốn được làm việc ở các cơ quan nhà nước, hơn 18% muốn làm việc ở các cơ sở kinh tế nhà nước.

Đối với những người đã là công chức, có trên 80% thanh niên được hỏi cho rằng chế độ tiền lương, đãi ngộ vật chất còn thấp và khoảng 50% thanh niên nói môi trường làm việc không phù hợp, thiếu điều kiện tạo động lực phát triển khiến h lo lắng và muốn chuyển từ cơ quan nhà nước ra ngoài.

Vào rồi khó sống

Nhưng, đối với nhiều người trẻ, ngoài lý tưởng "ổn định", điều cơ bản nhất là phải sống được đã, phải tồn tại một cách bình thường đã. Môi trường hiện nay, khó có thể nói người trẻ cần cống hiến thật nhiều, không nên đòi hỏi. Với đồng lương “3 cọc, 3 đồng” còm cõi thì khó thuyết phục người trẻ hy sinh vì sự nghiệp cao cả nào đó.

{keywords}
Ảnh minh họa: Bình Minh

Qua các con số thống kê, điều tra khảo sát, và qua thực tiễn cuộc sống hiện nay không ít thanh niên trong các cơ quan nhà nước gặp khó khăn để tồn tại và phát triển.

Trường của cô giáo O. không phải là ngoại lệ, cô là giáo viên đã 5 năm, nhưng vẫn sống nhờ vào hỗ trợ của bố mẹ, cô thường nói đùa rằng “chưa lấy được chồng vì tìm mãi chưa gặp được người ưng ý để có chỗ dựa về kinh tế, bây giờ mà rời bố mẹ ra là chết đói”. Nhiều người khuyên cô O. đi làm cho công ty nước ngoài cho dễ sống, nhưng bố mẹ cô không đồng ý vì cho rằng làm giáo viên có danh phận, là người nhà nước.

Chính sách lương của các cơ quan nhà nước chưa thực sự khuyến khích người lao động, trả lương theo ngạch bậc, không phân biệt loại công việc, vị trí việc làm. Hai người cùng làm một loại công việc, người trẻ thì hưởng lương thấp còn người lớn tuổi hưởng lương cao, mà nhiều trường hợp người trẻ giỏi hơn nhiều.

Anh Nam công tác ở một sNội vụ, công việc của phòng, anh làm là phần nhiều, vì nhiều việc các anh ln tuổi không thành thạo trong sử dụng máy tính nên anh được ưu tiên làm gần hết. Anh phải đi sm về muộn, lúc nào cũng bận, mà lương vẫn thế thôi, thấp hơn các anh rất nhiều.

Anh Nam không dám ca thán gì, nhưng cũng phải phàn nàn: “Chắc vợ em bỏ em mất, ai đời đi làm suốt, cả ngày nghỉ mà tiền nong không thấy đưa thêm gì cả”. 

Muốn đóng góp cũng khó

Thực tế, môi trường làm việc trong khu vực công chưa thực sự trong lành thúc đẩy không khí làm việc cho người trẻ. Các quan niệm như “sống lâu lên lão làng”, “làm em ăn thèm vác nặng”, “đường sữa từ trên xuống, cuốc xẻng từ dưới lên”, “trứng khôn hơn vịt”… luôn có xu hướng khiến người trẻ phải biết “nhìn trước ngó sau”, phải biết “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, biết chờ đợi, biết xếp hàng.

Vì thế, bao nhiêu hy vọng, bao nhiêu khí thế tuổi trẻ theo năm tháng cứ hao mòn, mai một dần đi. Khi họ trở nên khôn hơn thì sự nhiệt tình, hăng hái cũng theo kiểu khôn hơn. Họ hăng hái, nhiệt tình đúng chỗ, đúng lúc cần thiết thôi và theo năm tháng lòng tôn trọng, ngưỡng mộ đối với lớp trên cũng dần mt đi.

Các cơ chế, chính sách cần thông thoáng, không nên để lớp trẻ phải chờ đợi, phải học những mánh lới để luồn lách, để phải “chạy việc”, “chạy chức”, “chạy quyền”, để được người trên khen kiểu “nó còn trẻ mà biết điều, học nhanh, giỏi chạy ra phết”.

Nhiều trường hợp, người có học vấn cao phải “dứt áo ra đi” thường do môi trường làm việc không khuyến khích họ, không trọng dụng năng lực của họ. Những cơ quan mà thủ trưởng là người “chạy”, thì chắc chắn họ thích dùng những người dưới quyền cũng giỏi “chạy” và họ cũng không chú ý gì đến những người có năng lực chuyên môn tốt đâu.

Nhiều người ví von, không ít cơ quan “Lưu gù” thì ít “Hòa thân” thì nhiều. Có người bảo “Hòa thân” giỏi nịnh, giỏi đục khoét, nhưng giỏi làm, còn sử dụng những người không biết làm, chỉ giỏi đục khoét mới chết chứ. Không phải chuyện con sâu làm rầu nồi canh mà là toàn sâu thôi, nồi canh sâu mới gay chứ.

Đã đến lúc chúng ta phải có một cuộc cách mạng thực sự trong khu vực công về sử dụng người lao động, về tuyển chọn lãnh đạo, về tạo môi trường tốt nhằm khuyến khích người có năng lực được làm việc, được cống hiến và được hưởng mọi quyền lợi phù hợp với công sức họ bỏ ra.

Trước mắt, cần thiết kế hệ thống công việc theo vị trí việc làm, trả lương theo vị trí việc làm; thi tuyển công khai, mở rộng cho các đối tượng đáp ứng tiêu chuẩn đưc tham gia thi vào các vị trí lãnh đạo; xây dựng văn hóa công sở, tạo môi trường làm việc lành mạnh, chú trọng đến năng lực làm việc của nhân viên.

TS Ngô Thanh Can

Các tin liên quan

Tiến sĩ cải cách hành chính khuyên gì tiến sĩ 'dứt áo'?

Công chức dứt áo: Bước chân đi cấm kỳ trở lại?

Công chức 'dứt áo' sẵn lòng quay về: Tôi không hâm

Singapore không để công chức dứt áo vì lương

Thấy bóng mình trong cựu công chức 'không hâm'

Xem người Mỹ lọc công chức