Chúng tôi đến thăm ông vào một buổi trưa nắng gắt. Ông đang nằm trên chiếc võng treo trước nhà. Đôi mắt ông nhắm lại. Tóc ông bạc trắng. Nước da ngăm đen. Gương mặt ông đầy khắc khổ ...

Một phụ nữ từ ngoài bước đến chào chúng tôi rồi mở cửa. Thật bất ngờ, từ bên trong, một đàn gà - con bay, con chạy, túa ra ngoài. Trong phòng đồ đạc ngổn ngang. Mùi ẩm mốc bốc lên nồng nặc.

{keywords}
Ông Trương Văn Tiệp, 90 tuổi.

Ông vẫn thiêm thiếp. Chị đến bên cạnh chúng tôi, nhìn ông cho biết: 'Ba tôi bệnh cả tháng nay. Nhập viện, mới bớt được chút ít nhưng chưa khỏi hẳn, bác sĩ vẫn cho về'.

Ông là Trương Văn Tiệp 90 tuổi, hiện ở trong căn nhà cũ kỹ hư hỏng số 34 đường số 7 (ấp 2A xã Tân Thạnh Tây, H. Củ Chi, TP.HCM). Mấy năm trước, mặc dù tuổi đã cao sức đã yếu nhưng ông vẫn còn là trụ cột của gia đình, nuôi một đứa con khờ và đứa cháu nội tâm thần.

Hàng ngày, trên chiếc xe đạp, ông lê la hết khu này đến chỗ nọ tìm cỏ cắt bán cho những hộ nuôi bò sữa. Mỗi bao cỏ thu được từ 10 - 20 ngàn đồng. Trong lúc cắt cỏ ông còn tranh thủ lượm ve chai để có thêm thu nhập. Cứ thế ông miệt mài nuôi con.

{keywords}
Ba cha con, giờ chỉ trông cậy vào con gái.

Hai năm gần đây - chị Vui 52 tuổi con gái út của ông - nói tiếp: 'Ba tôi không còn khỏe để đi làm kiếm tiền nuôi con và cháu. Mẹ tôi mất sớm, ba tôi có 3 người con nhưng người chị lớn mất khi còn nhỏ. Chỉ còn lại tôi và anh Trương Văn Nhui nay đã 56 tuổi rồi. Tôi có chồng ở riêng, cuộc sống cũng muôn vàn khó khăn nhưng trước hoàn cảnh nhà neo đơn như thế, hàng ngày tôi phải về để phụ giúp.

Trước đây, anh tôi còn khỏe, từng sát cánh với ba tôi cùng làm ăn. Anh tôi có vợ sinh được một đứa con trai. Chị dâu tôi bị tâm thần nhẹ, làm công nhân vệ sinh, lâu lâu mới ghé về nhà. Đứa con của anh chị đến nay đã 26 tuổi không bình thường và cũng không làm ăn gì được.

Không may, năm 1997 trong lúc làm việc anh tôi dẫm phải đinh. Anh bị phong đòn gánh chạy chữa rất lâu mới thoát được cái chết. Nhưng cũng từ đó, anh trở nên khờ dại. Lúc nào cũng như người mất hồn. Gánh nặng đè lên vai ba tôi.

Để nuôi được con và cháu nội ngờ nghệch, bao cỏ trên vai ba tôi ngày một nặng thêm. Những bao ve chai đầy hơn và cuộc sống càng lúc càng yếu đi. Cho đến một ngày, cách nay hơn một năm, trong lúc nấu cơm cho cả nhà ăn, chiếc bếp ga mini phát nổ. Cha tôi bị bỏng phải vào bệnh viện điều trị. Cũng may, vết bỏng không nặng lắm nhưng đã cướp mất sức khỏe khiến ba tôi không còn có thể đi làm được...

{keywords}
Chị Vui đỡ cha vào nhà.

Câu chuyện đến đây, bên ngoài trời đổ mưa. Những giọt mưa hắt vào làm ông bị ướt. Chị Vui đến bên ông cố dìu ông dậy. Ông ốm yếu không còn đủ sức đứng nên chị rất khó khăn để đưa ông vào giường.

Ông ngồi trên giường, đôi mắt đờ đẫn. Có lẽ tuổi già làm ông mệt mỏi. Từ sau, 2 cha con anh Nhui bước ra. Nhìn gương mặt của hai người, không còn chút thần sắc nào. Ngơ ngác và khắc khổ.

'Tôi không dám nghĩ đến lúc ba tôi mất nhưng với tuổi tác đã cao thì điều này trước sau gì cũng xảy đến. Lúc ấy không biết rồi anh và cháu tôi sống ra sao đây. Tôi có bàn với chồng, vì là máu mủ có lẽ mình phải cưu mang thôi. Nói đi rồi nghĩ lại, đến lúc ấy, chúng tôi sẽ làm sao để vượt qua đây ? Quả là một bi kịch mà không có lời giải', chị Vui trăn trở với chúng tôi.

{keywords}
Ông Tiệp cùng con và cháu nội. Con và cháu đều bị tâm thần không còn khả năng lao động.

Ông Nguyễn Văn Sết, 66 tuổi Chi hội trưởng Hội Cựu chiến binh ấp 2A cư ngụ gần đó xác nhận hoàn cảnh gia đình ông Tiệp rất đáng thương. Từ lâu nay, ông Tiệp được hưởng chế độ người già trên 80 tuổi với mức trợ cấp 300.000đ/tháng. Bà con trong ấp cũng thường xuyên giúp đỡ nhưng vẫn rất cần những nhà hảo tâm hỗ trợ.

Ông Lê Hoàng Nguyên, Phó Chủ tịch xã Tân Thạnh Tây bày tỏ: 'Hoàn cảnh gia đình ông Tiệp thật sự khó khăn. Ngoài các chế độ dành cho người già, mỗi khi có quà từ các đoàn thể và mạnh thường quân chúng tôi luôn dành ưu tiên cho gia đình ông'.

Nhìn cuộc sống của gia đình ông chúng tôi chỉ biết ngậm ngùi thương cảm. Chỉ mong sao ông có được những ngày cuối đời được ấm êm bên con cháu.

 

Mọi đóng góp xin gửi về:

1. Gửi trực tiếp: ÔngTrương Văn Tiệp, số nhà 34, đường số 7 (ấp 2A, xã Tân Thạnh Tây, H. Củ Chi, TP.HCM)

2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.179 (ông Tiệp)

 Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET

Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội

- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER

- The currency of bank account: 0011002643148

- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM

- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam

- SWIFT code: BFTVVNV X

- Qua TK ngân hàng Viettinbank:

Chuyển khoản: Báo VietNamnet

Số tài khoản: 114000161718

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa

- Chuyển tiền từ nước ngoài:

Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch

- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội

- Swift code: ICBVVNVX126

3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:

- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.

- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 4


Đã 100 tuổi, nhưng tỷ phú già nhất thế giới vẫn đến văn phòng làm việc mỗi ngày

Đã 100 tuổi, nhưng tỷ phú già nhất thế giới vẫn đến văn phòng làm việc mỗi ngày

Ở tuổi 100, tỷ phú già nhất thế giới vẫn chưa nghỉ hưu và ở nhà để tận hưởng sự giàu có mà vẫn đến văn phòng làm việc mỗi ngày.

Trần Chánh Nghĩa