- Nhiều lúc mình tự ti khi bị mọi người ở Việt Nam chê bai, lâu dần mình tự mặc định là mình béo và xấu. Nhưng hầu hết tất cả những bạn trai mình hẹn hò ở Hà Lan lại nhận xét về mình là: "Em đẹp, dễ thương, ngọt ngào và tuyệt vời".

"Bạn thực sự rất đẹp, sao họ lại chê?"

Hà Lan là một trong những quốc gia văn minh và đáng sống nhất thế giới.

Điều mình thích nhất khi sống ở đây là bản thân có thể làm mọi điều mình thích, không cảm thấy lo sợ người khác nghĩ gì. Mình có thể mặc bất kì kiểu quần nào, kể cả có thiết kế lạ mắt hoặc màu mè cũng không có ai nhìn mình chằm chằm rồi chỉ trỏ bàn tán sau lưng.

Vì Hà Lan là một nước có dân nhập cư từ hầu như mọi nơi trên thế giới đến học tập và làm việc, xã hội ở đây khá cởi mở đón nhận cũng như tôn trọng về các vấn đề khác biệt trong văn hóa và phong tục.

{keywords}
Nguyễn Thảo chia sẻ những trải nghiệm ở trời Tây. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nhiều người Hà Lan không muốn kết hôn mà chỉ đính hôn hoặc chuyển đến ở cùng nhau và có con. 

Họ cho rằng, đính hôn và kết hôn cũng không có gì khác nhau ngoài việc giấy tờ nhà sẽ đứng tên hai người. Rất nhiều người bạn của mình bố mẹ giờ hơn 60 tuổi, sống cùng nhau bao nhiêu năm mà vẫn chưa kết hôn.

Họ không mang theo mình nỗi lo nếu không kết hôn thì người kia sẽ có thể bỏ mình bất cứ lúc nào. Giấy kết hôn không phải là thứ để ràng buộc tình yêu và đám cưới cũng không quan trọng. Nếu vợ chồng không có khả năng sinh con, bố mẹ, họ hàng, láng giềng không ai trách móc hay bàn tán cả.

Họ chấp nhận chuyện đó và vẫn sống hạnh phúc với nhau đến cuối đời hoặc không cần có con, hoặc xin con nuôi. Chồng muốn có thêm con thì phải hỏi ý kiến vợ, vợ không muốn sinh nữa thì cố gắng thuyết phục hoặc chấp nhận sự thật và xin con nuôi.

{keywords}
Cô gái Việt trên đất Hà Lan. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Hồi còn ở Việt Nam, nhất là sống ở Hà Nội, mình hay có kiểu tự ti vì da mình không trắng, mình nhìn "không sang" như những người khác, hay sợ người khác để ý, đánh giá về ngoại hình của bản thân.

Cảm giác lướt qua một con ngõ và cả ngõ nhìn rồi bàn tán rồi chê bai thật sự là một cảm giác khó chịu vô cùng. Dáng người mình chỉ hợp mặc váy để che nhiều khuyết điểm trên cơ thể, khi mặc quần dài thì sẽ không tôn dáng, nhìn lùn hơn và sẽ bị lộ mông to, mặc áo bó sẽ bị lộ tay to.

Lúc đó, mọi người sẽ có xu hướng nói: "Mông to thế sao không mặc áo dài qua mông che lại? Sao nó béo thế nhỉ? Nhìn nó mặc váy kìa, dáng đã không đẹp rồi còn bày đặt".

Thậm chí bạn bè cũng hay trêu mình: "Sao mày béo thế? Sao tay mày to thế? Sao mặt mày như cái mâm vậy? Tội nghiệp, tao thì ăn mãi chẳng béo, mày thở thôi mà cũng tăng cân”.

Ở Hà Lan, chẳng ai dám nhận xét về người khác như vậy. Bạn bè lâu năm hay người thân trong gia đình cũng không được phép bởi vì những câu trêu đùa đó mang lại cho người bị trêu cảm giác không thoải mái.

Thêm nữa là tiêu chuẩn gầy-béo của người Hà Lan khác mình và trên hết là họ "không quan tâm". Người Hà Lan không có thói quen soi mói nhiều vào các vấn đề riêng tư của người khác.

Và dù nghe thật phi lý, nhưng khi mình than thở với các bạn chuyện gọi video về nhà bị mọi người chê béo, đen và xấu, thì tất cả mọi người bên này đều đáp lại: "Mày bị điên à? Mày mà béo cái gì? Mày thực sự rất đẹp. Tại sao họ lại có thế thốt ra những lời như vậy với mày nhỉ?”.

Nhiều lúc mình tự ti khi bị mọi người ở Việt Nam chê bai, lâu dần mình tự mặc định là mình béo và xấu. Nhưng hầu hết tất cả những bạn trai mình hẹn hò ở Hà Lan lại nhận xét về mình là: "Em đẹp, dễ thương, ngọt ngào và tuyệt vời". Chẳng lẽ mắt thẩm mỹ của họ có vấn đề gì sao?

{keywords}
Ảnh: Nhân vật cung cấp

Đã rất lâu rồi sau 21 năm sống ở Việt Nam, mình cuối cùng cũng trải nghiệm được cảm giác được làm điều mình thích mà không phải lo sợ người khác nghĩ gì. 

Chuyện ra mắt bố mẹ người yêu

Bố mẹ bên này thật sự cũng rất dễ chịu. Hầu hết các bạn trẻ ở Hà Lan không sống cùng bố mẹ và người yêu mình (Ted) cũng vậy. Mỗi lần bố mẹ xuống thăm việc đầu tiên là mọi người ôm rồi hôn má nhau rất tình cảm.

{keywords}
Cô gái trẻ và người yêu. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Sau đó cả nhà sẽ cùng nhau ngồi nói chuyện hoặc chơi trò chơi. Mình ăn mặc hay đi đứng, nói ngồi ra sao cũng không bị soi mói như ở Việt Nam.

Mình thoải mái dùng điện thoại bất kì khi nào mình có nhu cầu, hoặc nếu có việc bận thì mình sẽ xin phép lên phòng máy tính làm việc để ba người nói chuyện chứ không phải ngồi lì ở đấy nghe. Khi mình và Ted mệt, chúng mình lên phòng đi ngủ đến giờ cơm bố lên gọi xuống ăn, chẳng vấn đề gì cả.

Trước mặt bố mẹ hai đứa mình thoải mái thể hiện tình cảm. Mỗi khi về thăm bố mẹ thì mình không phải nấu ăn nhưng mình sẽ phụ dọn bàn, đó là phép lịch sự. Hôm nào thấy mệt thì mình có thể nói hôm nay con không muốn ăn và vào phòng nghỉ ngơi không ai ép hay trách móc. Thay vào đó họ cảm thông vì mình bận nhiều việc nhưng vẫn dành thời gian xuống thăm.

Mình vẫn nhớ lần đầu về gặp bố mẹ Ted, mình cũng có kể cho Ted nghe về chuyện ở Việt Nam, khi con gái lần đầu ra mắt bố mẹ người yêu, nếu bố mẹ anh bạn trai không ưng thì có thể gây áp lực khiến hai người chia tay. Ted trả lời: "Ở Hà Lan bố mẹ làm vậy thì khỏi gặp lại con trai nữa".

Tôn trọng sự riêng tư

Tuy thoải mái là vậy, ở Hà Lan cũng có những điều thuộc phạm trù riêng tư mà mình cần để ý. Ví dụ như không ai được phép cầm điện thoại của đối phương để kiểm soát hay hỏi quá nhiều câu như "hỏi cung". Thứ hai nữa là tôn trọng sự riêng tư. Ted vẫn làm bạn với những người yêu cũ và thật sự lúc mới yêu mình cũng không vui khi thấy họ nhắn tin hay gặp gỡ nhau.

Sau đó lâu dần mình quen với phong cách sống tin tưởng và tôn trọng sự tự do của đối phương. Mình đã sống thoái mái hơn rất nhiều. Ted còn giới thiệu mình với người yêu cũ, khi sinh nhật anh ấy vẫn mời người yêu cũ đến và tất cả bọn mình đều trở thành bạn. Có chuyện gì cũng sẽ giúp đỡ nhau.

Ted cũng thoải mái để mình gặp gỡ bất kì ai, bất kể người yêu cũ hay người mình từng thích hoặc thích mình. Hai đứa rất tin tưởng ở đối phương.

Ted từng nói với mình: “Ngày em về Việt Nam, trong thời gian ở xa nhau, em có thể gặp gỡ những người con trai khác, đi chơi cùng họ và làm bất kì điều gì em thấy vui nếu nó giúp em bớt cô đơn, chỉ cần em vẫn yêu anh và thật lòng tâm sự với anh mọi chuyện là được.

Cuối cùng là phép lịch sự. Mặc dù hai người yêu nhau đã ở trong một mối quan hệ lâu dài thì cũng cần lịch sự. Mỗi lần Ted muốn nhờ mình lấy điều khiển ti vi thì anh ấy sẽ nói: "Em yêu, em có thể cầm hộ anh cái điều khiển ti vi ra đây được không? Cảm ơn em”.

Hoặc nếu mình muốn ăn sữa chua trong tủ lạnh của anh ấy thì mình sẽ nói: "Ted, em có thể ăn sữa chua của anh có được không?”. Dù cho biết rõ câu trả lời là có, thì vẫn phải hỏi trước. Ngay cả khi mình mới mua chai sữa tắm để dùng mỗi khi xuống thăm Ted, trước khi dùng ké anh ấy cũng phải hỏi: “Anh có thể dùng ké sữa tắm của em được chứ?”.

Mỗi khi thấy mình không hài lòng điều gì Ted sẽ nói: “Có phải anh đã nói hay làm gì khiến em buồn không? Anh xin lỗi”. Hai câu cảm ơn và xin lỗi lúc nào cũng phải được dùng đúng lúc.

Trước đây, mình thường lo lắng và sống theo cảm xúc cũng như đánh giá của người khác. Nhưng hiện tại tư tưởng mình cởi mở hơn nên mình sống hạnh phúc hơn rất nhiều.

{keywords}
Ảnh: Nhân vật cung cấp

Mình không quan tâm ai sẽ nói gì về mình nữa và nghĩ cho bản thân nhiều hơn. Hôm trước mình gọi điện thoại về gặp mẹ, mẹ có nói đại loại là: “Con gái học thế đủ rồi, học nữa để mà ế chồng hả? Xong rồi mọi người lại cười cho”.

Mình đã giải thích với mẹ: “Đây là cuộc sống của con thì quyền quyết định là ở con. Con chỉ làm gì con thấy vui và hạnh phúc là được vì mình sống có một lần, quan tâm người khác nghĩ làm gì?”.

Mẹ mình nghe xong, đáp lại: "Thôi con muốn làm gì cũng được. Học cao thế nào cũng được. Yêu ai cũng được. Không lấy chồng cũng được. Không sao, cứ làm gì con thấy vui là được".

Thủ trưởng khuyên chàng quân nhân hẹn hò, chớ để vuột mất cơ hội

Thủ trưởng khuyên chàng quân nhân hẹn hò, chớ để vuột mất cơ hội

Buổi hẹn hò của chàng quân nhân và nữ kế toán quê Đồng Nai ở tập 342 (phần 2) - Bạn muốn hẹn hò khiến khán giả không khỏi hồi hộp khi theo dõi.

'Phát sốt' với gia thế của chàng quân nhân trong Bạn muốn hẹn hò

'Phát sốt' với gia thế của chàng quân nhân trong Bạn muốn hẹn hò

Thủ trưởng của Thanh Tùng tiết lộ, gia đình chàng quân nhân rất cơ bản, với bố mẹ là những người có cấp bậc cao trong quân ngũ...

Chuyện tình cô giáo Việt và anh chàng ngoại quốc

Chuyện tình cô giáo Việt và anh chàng ngoại quốc

Tình cờ gặp nhau tại một CLB tiếng Anh, chàng trai ngoại quốc gầy nhom chiếm được cảm tình của cô gái Việt.

Nguyễn Thảo Xu (từ Hà Lan)