- Cúm A H1N1 là một bệnh về đường hô hấp ở lợn do vi-rút cúm A gây ra. Bệnh có khả năng lây nhiễm cao trong một đàn qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trở thành dịch.
Cúm A H1N1 ảnh hưởng đến sức khoẻ của gia súc nhưng khó dẫn đến tử vong. Bệnh thường xuất hiện vào mùa thu - đông nhưng có thể xảy ra quanh năm. Giống như cúm người, cúm lợn có khả năng biến đổi theo thời gian.
Cúm A H1N1 có thể lây sang người
Các chuyên gia khẳng định cúm lợn có thể lây từ lợn sang người. Con đường lây nhiễm chủ yếu qua đường hô hấp và qua việc tiếp xúc với vật dụng nhiễm nước dịch của lợn. Nông dân và bác sỹ thú y là những đối tượng dễ mắc bệnh hơn cả. Đặc biệt với những trường hợp không sử dụng khẩu trang, găng tay… khi làm việc.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng nhận định người mắc bệnh có thể lây bệnh sang người lành qua đường hô hấp Ăn thịt lợn có nhiễm cúm? Chưa có bằng chứng chỉ ra mối liên hệ giữa việc ăn thịt lợn và mắc cúm.
Triệu chứng cúm A H1N1
Cúm lợn cũng giống như cúm gia cầm, song độc tính cao hơn. Biểu hiện ban đầu thường giống với cúm thường như sốt, ho, đau nhức… Mức độ nguy hiểm của bệnh cúm lợn thấp hơn cúm thường. Các trường hợp tử vong chủ yếu do biến chứng của bệnh như viêm phổi, suy hô hấp…
Trẻ em, phụ nữ mang thai, người già, người mắc bệnh liên quan đến hô hấp, tim mạch, dị ứng… có khả năng xảy ra biến chứng cao. Do đó, khi nghi ngờ mắc cúm lợn cần nhanh chóng đi khám.
Điều trị cúm lợn A H1N1
Người mắc cúm lợn thường được cách li với những người lành để ngăn ngừa khả năng lây nhiễm. Các bác sỹ sẽ tiến hành xét nghiệm và đưa ra phương pháp điều trị hợp lý. Người mắc bệnh mức nhẹ chỉ cần dùng thuốc kết hợp với nghỉ ngơi, ăn uống. Những trường hợp nặng hơn phải kết hợp chữa các triệu chứng đi kèm.
Nhiều trường hợp điều trị kịp thời đã giúp bệnh nhân khỏi hoàn toàn cúm lợn. Do đó, người dân không nên quá lo lắng.và tiếp xúc.
Phòng ngừa cúm lợn A H1N1
Để phòng ngừa cúm lợn, bạn nên tiến hành tiêm vắc-xin cho đàn lợn của mình. Khi phát hiện lợn ốm cần hạn chế tiếp xúc, thông báo với cơ quan, bác sỹ thú y để có phương án giải quyết đúng đắn. Tuyệt đối không tự ý giết mổ để tiêu thụ lợn bệnh.
Khi tiếp xúc với đàn lợn, đặc biệt trong quá trình giết mổ và chế biến cần mặc trang phục, đeo các dụng cụ hỗ trợ như kính, găng tay, khẩu trang… Nên chọn mua thịt lợn rõ nguồn gốc, không có dấu hiệu lạ.
Trong trường hợp nghi ngờ mắc cúm lợn, cần hạn chế tiếp xúc nơi đông người, tiến hành khám bệnh để xác định chính xác. Nếu người nhà xác định mắc cúm lợn, cần tiến hành cách li người bệnh với người lành, nhanh chóng đưa bệnh nhân đến chữa trị tại bệnh viện. Khi tiếp xúc cần đeo khẩu trang kín, rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc. Giữ vệ sinh sạch sẽ nơi bệnh nhân điều trị. Người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi, uống thuốc đầy đủ kết hợp với chế độ dinh dưỡng thích hợp để sớm khỏi bệnh.
Mọi người nên chủ động phòng ngừa bệnh cúm lợn A H1N1 bệnh, ăn nhiều hoa quả và rau xanh, tăng cường khả năng miễn dịch. Bên cạnh đó, chăm chỉ rèn luyện thể thao để cơ thể khỏe mạnh.