Các điều tra viên đang hết sức tìm kiếm các manh mối về sự cố nào xảy ra với chiếc máy bay số hiệu MH370 của Malaysia mất tích.
TIN BÀI LIÊN QUAN
Khu vực tìm kiếm máy bay mất tích mở rộng thêm so với vị trí được xác định khi máy bay liên lạc lần cuối (vòng tròn vàng) |
Câu trả lời cho câu hỏi ‘vì sao hệ thống tiếp sóng của Boeing 777-200ER lại ngừng chuyển tín hiệu?’ sẽ là yếu tố then chốt để giải thích cho sự biến mất của chiếc máy bay này.
Những dữ liệu hiện có khiến cho John Nance, một nhà phân tích hàng không và cũng là phi công kỳ cựu, ngạc nhiên hết sức. “Rất khó để tưởng tượng nổi một tình huống mà trong đó, chiếc 777 lại có thể mất hoàn toàn khả năng chuyển dữ liệu và phi hành đoàn không tìm ra cách nào để liên lạc”.
Thông tin cho rằng máy bay đã có thể tìm cách chuyển hướng, quay trở lại và rằng hệ thống tiếp sóng không hoạt động đã khiến dấy lên nghi ngờ về việc không tặc. Tất nhiên, các nhà phân tích không loại trừ khả năng lỗi kỹ thuật và các biến cố khác xảy ra.
Dưới đây là một số tình huống mà CNN đặt ra, dựa trên tham vấn với các chuyên gia hàng không.
Thiết bị tiếp sóng bị tắt do cố ý
Một phi công lâu năm là Kit Darby cho biết, không rõ là thiết bị tiếp sóng đã bị cố tình tắt đi hay do trục trặc. Nguồn điện gặp vấn đề có thể sẽ khiến tắt nguồn tiếp sóng chính và nguồn dự phòng. Trong trường hợp đó, bay không thể bay quá một giờ.
Tuy nhiên, Nance lại nghi ngờ khả năng này. Vì hệ thống điện trên máy bay rất mạnh, còn thiết bị tiếp sóng lại tốn rất ít điện, nên đây có thể là một trong những thiết bị cuối cùng bị tắt, thậm chí cả trong trường hợp thảm họa như nổ động cơ hoặc vỡ cabin, hay giảm áp nhanh.
“Nhiều khả năng là có bàn tay con người đã tắt thiết bị này. Sau đó thì có thể theo mạch này và tìm hiểu xem ai và tại sao; và theo mạch này không có quá nhiều hướng đi” – Nance nói. “Giờ đây mọi việc có vẻ bắt đầu rất, rất giống một vụ không tặc”.
Một cựu thanh tra an toàn hàng không Liên bang của Mỹ là David Soucie cũng đồng tình với Nance. Có rất nhiều hỏng hóc dẫn tới việc máy bay mất khả năng tiếp sóng, và đi chệch hướng, Soucie nói thêm rằng có thể ‘ai đó đã ép buộc phi công để chiếm quyền kiểm soát máy bay, sau đó lái đi hướng khác’.
Peter Goelz, cựu giám đốc điều hành của Ban An toàn Giao thông Quốc gia của Mỹ cho hay muốn tắt thiết bị tiếp sóng cần có một quá trình thảo luận. “Nếu ai đó làm vậy trong buồng lái, họ hẳn đã làm vì muốn ngụy tạo đường bay”.
Radar ‘bập bõm’
Alastair Rosenschein – tư vấn hàng không và là cựu phi công Boeing 747 của Anh - cho rằng cũng có thể máy bay gặp trục trặc khi điều áp. Nếu máy bay mất áp lực và phi công không thể cấp mặt nạ dưỡng khí trong vài giây, ‘họ có thể bị ngất’.
Nếu điều này xảy ra, máy bay có thể đâm xuống giữa Ấn Độ Dương. Còn về việc máy bay mất tín hiệu, Rosenschein giải thích: “Thậm chí có khả năng là thiết bị tiếp sóng chuyển đi một tín hiệu, đài kiểm soát không lưu không chú ý, hoặc nhận thấy hoặc nhận được tín hiệu”, kể cả việc máy bay mất tích, dù việc này là rất hiếm.
Rosenschein nói rằng radar vào lúc đó ‘khá là bập bõm’.
Thiết bị tiếp sóng bị hỏng
Chủ tịch hãng Sarasota Avionics là Kirk Fryar cho rằng, bản thân thiết bị tiếp sóng cũng có thể gặp trục trặc. “Các thiết bị này đáng ra không thể hỏng, nhưng vẫn có thể bị hỏng. Đôi khi thiết bị tiếp sóng có thể bị bật ngắt liên tục, và không gửi đi các xung chuẩn”.
Các hộp này đều đặt trong buồng lái, trong tầm với của cơ trưởng và cơ phó. Mỗi thiết bị đều có chế độ bật, dự phòng, và tắt.
“Boeing luôn có ít nhất hai thiết bị tiếp sóng. Đôi khi bạn bay và thiết bị tiếp sóng bị hỏng, báo sai mã số hoặc sai tọa độ, trạm kiểm soát không lưu sẽ cho biết ‘Bạn cần tắt thiết bị vì đang nhận các thông tin sai”.
Bay thấp hơn tầm radar
Bay thấp hơn tầm ‘nhìn’ của kiểm soát không lưu là một tình huống nữa khiến hệ thống tiếp sóng không thể nhận diện máy bay.
Fryar dẫn ra khả năng thiết bị đã bị tắt do cố ý vì không muốn bị phát hiện. Fryar từng bay cùng với một người nữa vào không phận Denver mà không liên lạc với kiểm soát không lưu khi hạ độ cao xuống mức rất thấp.
Lê Thu