Hôm 20/12, ban cố vấn tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã đưa ra các khuyến nghị mới về các đối tượng được ưu tiên tiêm vắc-xin Covid-19 trong đợt tiêm chủng thứ 2. Khuyến nghị này dự kiến sẽ có hiệu lực ngay sau ngày 21/12 và được áp dụng trên toàn nước Mỹ.

Nhóm ưu tiên đầu tiên gồm khoảng 30 triệu “nhân viên thiết yếu tuyến đầu”, gồm các nhân viên y tế, giáo viên, nhân viên tạp hóa và những người từ 75 tuổi trở lên. Nhóm ưu tiên tiếp theo bao gồm những ngành thiết yếu khác như nhà hàng, xây dựng và thực thi luật pháp.

{keywords}
Ảnh: New York Times

Theo New York Times, việc giao quyền phân phối vắc-xin cho chính quyền các tiểu bang trong đợt tiêm chủng kế tiếp đã làm nảy sinh một "cuộc chiến lớn" giữa các doanh nghiệp và người lao động Mỹ, để xác định những ngành nghề nào sẽ là đối tượng được ưu tiên hàng đầu. 

Đánh giá của tổ chức phi lợi nhuận Kaiser Family Foundation cho thấy, việc xếp hạng ưu tiên vắc-xin Covid-19 đối với từng nhóm đối tượng lao động vẫn là vấn đề đau đầu ở New York và phần lớn các tiểu bang khác tại Mỹ. Sự bất ổn này đã dẫn đến những động thái thúc giục, gây sức ép đến các chính quyền cấp tiểu bang và chính phủ liên bang từ một loạt các doanh nghiệp và người lao động Mỹ.  

Nhiều doanh nghiệp đã xúc tiến vận động hành lang bằng việc sử dụng kết hợp dữ liệu và những lời kêu gọi cảm tính, nhằm thúc đẩy việc đưa các nhân viên của mình làm đối tượng tiêm chủng được ưu tiên đầu tiên. Giám đốc các doanh nghiệp này lo sợ sẽ hứng chịu những phản ứng dữ dội từ công chúng và chính các nhân viên của mình, nếu họ không theo đuổi việc giành quyền ưu tiên về vắc-xin Covid-19 một cách triệt để.

Trong một bức thư gửi tới Thống đốc New York Andrew Cuomo, giám đốc tập đoàn dịch vụ vận tải Uber cho rằng, hàng chục nghìn tài xế và nhân viên giao đồ ăn của họ nên được ưu tiên vắc-xin Covid-19 đầu tiên. Bức thư lập luận rằng, các nhân viên này đã đóng vai trò quan trọng trong việc đưa đón các nhân viên chăm sóc sức y tế, và giúp các nhà hàng địa phương có thể trụ vững giữa mùa dịch.

Rich Maroko, chủ tịch Hội đồng Thương mại Khách sạn Mỹ, cũng đã viết thư yêu cầu giới chức y tế thành phố New York sớm xem xét ưu tiên vắc-xin Covid-19 cho 35.000 nhân viên khách sạn mà hội đồng của ông đại diện trong thành phố. Cùng lúc đó, Stuart Appelbaum, Chủ tịch Liên minh Bán lẻ, Bán buôn và Cửa hàng Bách hóa Mỹ, cho biết ông đã liên hệ và đợi phản hồi từ giới chức New York đối về việc tiêm chủng cho 40.000 nhân viên tạp hóa thuộc tổ chức của mình.

Tony Utano, Chủ tịch Hiệp hội Nhân viên Giao thông Local 100, cho biết đã nói chuyện với Patrick J. Foye, Chủ tịch Cơ quan Giao thông Đô thị New York, về việc đưa 40.000 thành viên hiệp hội là nhân viên xe buýt, tàu điện ngầm của thành phố trở thành đối tượng ưu tiên của đợt tiêm chủng kế tiếp.

Bên cạnh đó, đại diện Bộ lạc da đỏ Navajo đã lên tiếng kêu gọi quyền ưu tiên vắc-xin Covid-19 đối với 170.000 cư dân của mình ở các bang Arizona, New Mexico và Utah. Hiệp hội Bệnh nhân Parkinson Mỹ cũng tìm cách vận động quyền ưu tiên tương tự cho các bệnh nhân của mình, vì cho rằng họ sẽ chịu đựng các các biến chứng cấp tính nếu bị nhiễm virus corona.

Ngoài ra, các hiệp hội nông dân, cũng như những nghiệp đoàn khác đại diện cho các y tá trong trường học, tài xế xe tải, thậm chí cả nhân viên nhà xác và người chăm sóc sở thú… cũng tích cực vận động cho quyền được ưu tiên vắc-xin Covid-19 đối với những thành viên của mình.

Theo James E. McMahon, thành viên kỳ cựu của tổ chức vận động hành lang Albany, mọi tầng lớp người dân Mỹ giờ đây chỉ cùng theo đuổi một mục đích duy nhất, đó là quyền được ưu tiên đối với vắc-xin Covid-19.

“Nhu cầu đã có, vắc-xin xuất hiện và đột nhiên, mọi người đều muốn mình được tiêm phòng ngay lập tức”, ông McMahon cho biết.

Tuy nhiên, chính quyền các tiểu bang, không phải chính phủ liên bang, mới có tiếng nói quyết định về vấn đề này. New York Times nhận định, vài tháng tới sẽ là thời điểm các chiến dịch vận động hành lang bước vào giai đoạn khốc liệt nhất.

 Việt Anh

Đột biến virus ở Anh gây hoảng sợ, Nhật, Hàn điêu đứng vì Covid-19

Đột biến virus ở Anh gây hoảng sợ, Nhật, Hàn điêu đứng vì Covid-19

Nhiều nước châu Âu đã bắt đầu áp lệnh cấm đi lại với Anh sau khi quốc gia này thông báo phát hiện một đột biến của virus corona chủng mới lây lan nhanh hơn, "vượt ngoài tầm kiểm soát".

Mỹ có tin vui, Thái Lan bùng phát ổ dịch hơn 500 ca Covid-19

Mỹ có tin vui, Thái Lan bùng phát ổ dịch hơn 500 ca Covid-19

Tại Mỹ, vắc-xin Covid-19 của hãng dược phẩm Moderna đã bắt đầu được phân phối tại nhiều địa điểm trên toàn quốc, việc tiêm vắc-xin sẽ bắt đầu từ ngày 21/12.