Cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ trở nên khốc liệt hơn khi đại gia nội mạnh tay thâu tóm mở rộng thị phần trước sự bành trướng của những ông lớn ngoại.
Đại gia Nguyễn Đức Tài đối đầu chị hàng chợ: Giấc mơ tỷ USD gặp khó
Đại gia bí ẩn đặt mua chú cá Koi khổng lồ giá 42 tỷ đồng
Cuộc đối đầu nội - ngoại
CTCP Dịch vụ Thương mại VinCommerce, đơn vị thành viên của Tập đoàn Vingroup, công bố chính thức hoàn tất thương vụ mua lại toàn bộ chuỗi siêu thị Fivimart. Với việc mua lại 100% cổ phần chuỗi siêu thị Fivimart từ CTCP Nhất Nam, VinCommerce đã chính thức sở hữu toàn bộ hệ thống gồm 23 siêu thị Fivimart.
Có mặt trên thị trường hơn 10 năm, Fivimart từng được biết tới là đơn vị bán lẻ thương hiệu Việt. Sau khi hoàn tất việc sáp nhập, hệ thống siêu thị Fivimart sẽ được đổi tên thành VinMart. Thương vụ nằm trong kế hoạch mở rộng thị trường nhằm hiện thực hóa mục tiêu 200 siêu thị VinMart và 4.000 cửa hàng VinMart+ vào năm 2020.
Sau sát nhập, VinCommerce sở hữu hệ thống bán lẻ quy mô lớn nhất Việt Nam với khoảng 100 siêu thị VinMart và 1.400 cửa hàng tiện lợi VinMart+ trên toàn quốc. Mục tiêu của hệ thống tới 2020 sẽ đạt tới 200 siêu thị VinMart và 4.000 cửa hàng VinMart+.
Năm 2014, Vingroup cũng đã mua lại hệ thống Ocean Mart của tập đoàn Đại Dương. Hệ thống này bao gồm 13 siêu thị hiện hữu cùng kế hoạch xây dựng hơn 40 siêu thị trên khắp cả nước.
Việc Vingroup mạnh tay thâu tóm là một động thái quyết liệt trong cuộc cạnh tranh trên sân nhà trong bối cảnh các ông lớn ngoại ngày càng bành trướng. Đứng đầu là Central Group, một tập đoàn bán lẻ của Thái Lan, thuộc sở hữu của gia tộc tỷ phú Chirathivat. Cách đây 2 năm, tập đoàn này đã mua lại toàn bộ hệ thống 33 siêu thị, trung tâm thương mại BigC Việt Nam với giá 1,14 tỷ USD, sau đó mua luôn 49% cổ phần của chuỗi siêu thị điện máy Nguyễn Kim.
Hiện các hoạt động kinh doanh bán lẻ của Central Group tại Việt Nam trải rộng tại 100 cửa hàng với các mô hình bán lẻ khác nhau, bao gồm 4 trung tâm thương mại, 27 cửa hàng thể thao, 30 cửa hàng thời trang, 21 trung tâm bán lẻ điện máy, 1 kênh thương mại điện tử, 13 siêu thị Lan Chi.
Thương vụ M&A lớn thứ hai diễn ra vào tháng 1/2016, Tập đoàn TCC thuộc sở hữu của tỷ phú giàu thứ 2 Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi với đại diện là Công ty BJC chốt thương vụ mua lại toàn bộ cơ sở bán buôn của Tập đoàn Metro Cash & Cary tại Việt Nam gồm 19 trung tâm và các bất động sản liên quan trị giá 655 triệu Euro (tương đương 848 triệu USD).
Đầy thách thức
Theo ông Nicholas Bradstreet, Trưởng bộ phận cho thuê Savills Hồng Kong, ngành bán lẻ Việt Nam đã đạt được sự tăng trưởng ấn tượng vào khoảng 129,6 tỷ đô la trong năm 2017, tăng 10,6% so với năm 2016. Nền kinh tế Việt Nam cũng nằm trong top những nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á.
Còn ông Troy Griffiths - Phó Giám Đốc Điều hành Savills Việt Nam, ngành bán lẻ tại Việt Nam đang trải qua quá trình biến chuyển và tiến hóa mạnh mẽ.
Sự thay đổi của thị trường bán lẻ Việt Nam vô cùng rõ rệt, điển hình là tại TP.HCM và Hà Nội. Sự thay đổi đến từ việc chuyển đổi của thị trường kinh tế thời kì đầu sang một nền kinh tế có thể được gọi là “tinh tế” hơn. Sự tinh tế đến từ chính bản thân ngành bán lẻ, xu hướng thiết kế, thậm chí lan sang cả ngành ẩm thực.
Việc am hiểu khách hàng, nhất là người tiêu dùng tại Việt Nam, vốn là một điều không dễ dàng. “Sân chơi bán lẻ ở Việt Nam không dành cho những ai chỉ chú trọng vào sự màu mỡ của một thị trường đang lên mà còn là sự kiên định, quyết đoán. Thế hệ khách hàng trẻ cũng mang yếu tố quyết định, ảnh hưởng đến phần lớn thói quen và hành vi tiêu dùng”, ông đánh giá.
Ông Trevor Vivian - Giám Đốc điều hành Tập đoàn Benoy - nhận định, việc các thương hiệu nước ngoài tham gia vào thị trường cũng là một tín hiệu khả quan, bởi sự kết hợp này sẽ tạo nên sự thay đổi, sự phong phú cho môi trường bán lẻ và người tiêu dùng Việt Nam. "Đừng bỏ quên nét văn hóa đặc trưng và các sản phẩm bản địa đặc sắc của các bạn, bởi đây chính là yếu tố quan trọng để định vị giá trị và niềm tự hào của ngành bán lẻ Việt Nam trên bản đồ thế giới", Trevor Vivian lưu ý.
Để tiếp cận người tiêu dùng, các chuyên gia đều cho rằng, bên cạnh sự chuyển mình của mô hình bán lẻ truyền thống, những đầu tư về công nghệ như ứng dụng, điện thoại thông minh, thương mại điện tử, việc mua bán hàng hóa trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Sự kết hợp gần đây của nhiều nhà bán lẻ truyền thống và các sàn thương mại điện tử cũng là một câu trả lời cho việc thích ứng, thay đổi nhằm hướng đến một mô hình bán lẻ phù hợp với thời đại và người tiêu dùng.
Nam Hải
Trang trại đáng sợ ở Bạc Liêu: Nỗi khiếp đảm đáng giá 2 triệu USD
Lạc vào giữa trang trại 42 ngàn con cá sấu là một nỗi khiếp đảm với nhiều người. Và bạn sẽ ngạc nhiên hơn khi biết sự thật về ông chủ bậc nhất miền Tây này.
Kinh hãi đi xin việc: Không cần bằng cấp, chỉ cần 'máu' là đủ
Không chỉ những tay xã hội đen mới có chiêu trò đòi nợ tai quái. Nấp sau các công ty đòi nợ thuê và công ty tài chính được pháp luật công nhận, là hàng loạt hoạt động vô cùng phức tạp, nhức nhối.
Đại gia Nguyễn Đức Tài đối đầu chị hàng chợ: Giấc mơ tỷ USD gặp khó
Doanh nghiệp của ông Nguyễn Đức Tài tiếp tục đặt ra những mục tiêu tỷ USD. Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh từ thương mại điện tử khiến chiến lược có nhiều thay đổi. Thế Giới Di Động có dấu hiệu tập trung cạnh tranh với chợ truyền thống.
Ông Lý Xuân Hải: Trước cơn bão, biển bao giờ cũng nhiều cá
Nhìn nhận chiến tranh thương mại leo thang có thể tạo ra cơ hội không ít hơn thách thức với doanh nghiệp Việt, song vị doanh nhân nổi tiếng này cho rằng điểm cốt lõi là những "người cầm lái" có đủ bản lĩnh....