Chơi lũa mini hoặc cây khô nghệ thuật đơn giản hơn nhiều so với thú chơi cây cảnh, hay chim, cá cảnh… Bởi người chơi không cần phải có khuôn viên rộng, không cần đầu tư ang chậu, bể, lồng, không phải chăm bón, tỉa cành, tưới nước, cho ăn… Tuy nhiên, nó có sự cuốn hút kỳ lạ bởi sự khó khăn trong việc cất công sưu tầm.

Thương lái Trung Quốc càn quét đồ gỗ trắc, 4 bộ ghế trả luôn 1 triệu USD

Ly kỳ săn gỗ sưa, nỗi sợ quả báo của ông trùm Bắc Ninh

Vết thời gian

Những loại cây gỗ quý bị chôn vùi trong lớp đất (hoặc nước) một thời gian dài, có thể là hàng trăm hàng ngàn năm, đã bị nước, vi khuẩn… phân hủy một phần, chỉ còn trơ lại phần lõi nên rất rắn chắc, với nhiều hốc hác, khe rãnh rất kỳ lạ màu đen hay nâu sẫm… chính những khúc gỗ này ta gọi là lũa. Mỗi khúc lũa có một vẻ khác nhau, không cái nào giống cái nào. Lũa là những sản phẩm tự nhiên được tìm thấy dưới lòng suối, lòng sông, hoặc trong lòng đất…

{keywords}
 

Mỗi loại lại có đặc điểm riêng: lũa dưới đất giữ nguyên màu gỗ nguyên thủy; lũa ngâm trong bùn có màu như mun, như sừng, còn lũa phơi trước gió là loại quý hiếm nhất vì có những đường vân sóng rất đẹp. Tất nhiên, không phải loại gỗ nào cũng hình thành được lũa. Lũa được tạo thành bởi những loại gỗ quý như đinh, trai, nghiến hoặc những loại gỗ chứa dầu thơm như giáng hương, đinh hương, gù hương.

Cách đây chục năm, tại Việt Nam có nhiều nhà sưu tập thích săn tìm những khối lũa cỡ lớn là nguyên bộ rễ cây có kích cỡ bằng chiếc ghế bành trở lên. Nhưng một, hai năm trở lại đây, thú chơi lũa mini lại trở nên phổ biến hơn vì không tốn diện tích trưng bày, lại có thể trở thành món đồ décor độc đáo cho không gian nội thất.

Gỗ lũa mini là một phần của gốc, rễ, hoặc phần thân, cành… của lũa gỗ quý. Ngoài ra còn có một số loại cây gỗ cứng nhưng do một nguyên nhân nào đó, cây bị chết nhưng phần lõi rất rắn chắc, không mối mọt. Nếu có những nét kỳ thú, ta cũng có thể chọn lọc để chơi như lũa, nhưng phải qua giai đoạn ngâm tẩm sản phẩm để tránh mối, mọt.

Những người say mê gỗ lũa thường có một triết lý riêng, coi nó là "kỳ mộc", là phần "sống" duy nhất của cây gỗ đã chết vì chất của gỗ lũa rất cứng, không mối mọt nào ăn được, không bị cong vênh hay ảnh hưởng mưa nắng. Vẻ đẹp gỗ lũa không bao giờ lặp lại. Nó được ví như trầm hương vì giá trị vô giá của nó và việc tìm kiếm cũng khó khăn khôn lường. Có nhiều nhà sưu tầm chỉ đơn giản là đi ngắm nghía và mua lại các khúc lũa mình thích, nhưng cũng không ít những người say mê thực sự thì bỏ tháng bỏ năm để lên rừng tìm lũa. Họ đi "phượt" vào những vùng rừng sâu, núi cao, đi bộc dọc những con sông hay con suối cổ không biết mệt mỏi với hy vọng " nhặt" được một mảnh lũa đem lại những liên tưởng kỳ lạ.

{keywords}
 

Đừng nói thay gỗ lũa

Nét độc đáo và hấp dẫn nhất của gỗ lũa là trước một tác phẩm, người ta có những cảm nhận và tưởng tượng khác nhau. Vẻ đẹp ấy là sự kết hợp giữa thiên nhiên và con mắt tưởng tượng của con người. Người ta gọi nghệ thuật chơi gỗ lũa là nghệ thuật của cái nhìn và tưởng tượng. Tùy số lượng tác phẩm nhiều hay ít, to hay nhỏ mà các nhà sưu tầm đặt chúng vào những vị trí thích hợp như trên mặt bàn làm việc, bàn tiếp khách, trên kệ góc phòng hoặc treo trên tường. Với các tác phẩm lớn, có thể để ở phòng khách nơi có đủ ánh sáng, dễ quan sát. Cũng có thể bố trí thêm đèn màu làm cho tác phẩm sinh động hơn về đêm.

Thông thường, những người chơi lũa chuyên nghiệp sẽ không bao giờ dùng sơn để phun lên tác phẩm vì làm như vậy sẽ làm mất phần vân gỗ. Sơn bóng vừa mất tự nhiên vừa làm lóa mắt người xem. Họ cũng không dùng dụng cụ thể đục đẽo, chạm trổ để làm rõ hình người, con vật có đủ mắt mũi, chân tay, râu tóc… vì chơi lũa là chơi hình tượng tự nhiên của tác phẩm, khác hẳn với thú chơi đồ điêu khắc, mỹ nghệ. Người thưởng ngoạn phải thả hồn mình vào tác phẩm mà tưởng tượng, hình dung ra cái thần thái của tác phẩm chứ không phải xem tượng gỗ.

Lũa rất đa dạng, đa hình, nhiều đường nét, khối u, lỗ thủng tự nhiên mà bàn tay con người khó tạo được. Những người theo phái tôn trọng thiên nhiên thì khi nhặt được mảnh lũa thường đem rửa sạch về đặt lên bệ bục là xong. Nghe thì tưởng đơn giản nhưng thực tế lại hết sức cầu kỳ. Đầu tiên người ta phải ngồi ngắm hàng ngày, hàng giờ liền, xoay qua, trở lại cho đến khi chọn dược một từ thế, một phong cách ấn tượng nhất để từ đó mới tìm tên phù hợp đặt cho tác phẩm. Những cái tên thật lạ được đặt ra như: Đỉnh phù vân, Tình non nước, Phôi pha. Sau đó họ mới tìm thơ làm bệ, bục sang hòa hợp với tác phẩm. Lối chơi này miền Bắc khá thịnh hành.

Những người theo phái "bán cải" khi đem lũa về có thể cắt bỏ một phần chỗ dư thừa, sau đó lau chùi, đánh bóng hay sơn mài… Phái "gỗ ghép" lại cho rằng giá trị của tác phẩm là ở chỗ con người sử dụng như thế nào. Vì vậy người ta không đòi gỗ khối lớn, thậm chí còn tách ra từng mảnh vụn để ghép lại như ý muốn. Sau đó tác phẩm được đánh thật kỹ để giấu kín chỗ ghép làm cho nên xem thấy nó vẫn tự nhiên.

Từng thớ gỗ vẫn nguyên màu sắc. Bàn tay nghệ nhân chỉ động vào những chỗ nào thật cần thiết để làm theo ý tưởng của mình. Một số nghệ nhân đất Bắc cho rằng, cái đẹp từ thiên nhiên vẫn đẹp nhất. Để ý kỹ sẽ thấy hầu như việc tạo hình cho lũa phụ thuộc vào thân lũa ấy như thế nào chứ không phải phụ thuộc vào nghệ nhân muốn nó như thế nào. Hãy để lũa tự lên tiếng chứ đừng "nói" thay lời của lũa.

{keywords}
 

Những người "mệnh mộc"

Ngắm một tác phẩm gỗ lũa, mỗi người chơi có một cách tưởng tượng và cảm nhận riêng. Có người tìm thấy sự thư thái, bình yên trong tâm hồn, có người như được sống lại những kỷ niệm tuổi thơ… Giá trị của một tác phẩm gỗ lũa được định đoạt tùy thuộc vào cách "cảm" của người chơi. Ông Bùi Phước Bửu, một người chơi lũa tại quận 12 TP.HCM, chia sẻ: "Ngắm một tác phẩm gỗ lũa tâm đắc, người ta sẽ nghiệm ra được những triết lý sống ở đời. Trước cái vô hạn của vũ trụ, ta cảm nhận được thân phận nhỏ bé của con người để từ đó răn mình biết vừa lòng với hiện tại, không ganh đua, bon chen với lợi danh"…

Ông Đồng Văn Khiêm, Phó Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh TP.HCM lại cho rằng: "Một cái cây vô tri sau khi chết vẫn còn để lại cho đời những tác phẩm nghệ thuật. Con người là một thực thể có trí óc, vì vậy phải nỗ lực hết mình để trở thành người hữu ích cho xã hội. Sau một ngày làm việc mệt nhọc, về đến nhà, được đắm chìm trong không gian đậm chất thiền của gỗ lũa, tôi thấy mọi mệt mỏi tan biến hết, cảm giác thư thái ngập tràn tâm hồn".

Chơi gỗ lũa tiêu tốn khá nhiều công sức và tiền bạc, nhưng người đam mê thật sự không bao giờ bán những tác phẩm mình tâm đắc. Theo ông Bùi Phước Bửu, tác phẩm gỗ lũa chỉ thực sự giá trị khi gặp người biết thưởng thức, nên ông chỉ dùng để tặng hoặc trao đổi với những người trong giới. Ông Bửu kể, từng có người trả giá một tác phẩm gỗ lũa để bàn của ông tới 40 triệu đồng nhưng ông không bán. "Chơi gỗ lũa gần 20 năm, tôi mới chỉ bán 3 - 4 tác phẩm "ruột" khi gia cảnh quá khó khăn, mà lúc đấy lại có duyên gặp được người mua biết nâng niu, trân trọng tác phẩm của mình".

"Chơi gỗ lũa là một môn nghệ thuật đậm chất thiền. Trước một dấu vết của thời gian, một kỷ vật mà thiên nhiên gửi tặng con người, ta có thể nảy sinh bao suy ngẫm và chiêm nghiệm. Giữa cuộc đời bộn bề những lo toan, môn nghệ thuật này trở thành món ăn tinh thần phù hợp với xu hướng trở về với thiên nhiên, với nguồn cội của con người," – ông Bửu chiêm nghiệm.

Nên bày gỗ lũa trong nhà không?

Gỗ lũa là loại gỗ biến dạng của hành Mộc, mà hành Mộc lại tượng trưng cho mùa xuân và thường được sử dụng để giảm bớt luồng khí (năng lượng) ồ ạt vào nhà, giúp phân tán, điều hòa đi khắp mọi nơi. Hành Mộc cũng làm giảm bớt tác động của hành kim và thủy, tạo ra sự cân bằng trong ngôi nhà. Ngoài ra, các chất bẩn ứ đọng trong nhà cũng có thể được làm sạch bằng các loại đồ gỗ mà chúng ta không thể nhìn ra. Hành Mộc cũng tương sinh với hành Hỏa tạo ra bầu không khí ấm cúng hơn. Vì vậy, bày gỗ lũa trong nhà được nhận định là rất tốt cho phong thủy.

Trang trí nhà với gỗ lũa

1. Bạn có thể dùng gỗ lũa trang trí không gian trong nhà và ngoài trời với tấm gương lũa, tạo nét mộc mạc. Với những mảnh lũa có lỗ thủng ở giữa, bạn có thể mài phẳng, rồi cắt một tấm gương với hình dáng trùng khớp rồi lắp vào.

2. Một cành cây lũa có thể dùng làm… đèn chùm. Bạn hãy treo ngang cành lũa lên cao, rồi dùng một dây có nhiều đèn nhỏ quấn một cách ngẫu hứng quanh thân lũa.

3. Với những mảnh lũa nhỏ có lỗ thủng, bạn có thể đặt thật vững lên mặt đá hoặc mặt gỗ, đổ đất vào lỗ thủng vào trồng một số loài cây nhỏ như xương rồng, sen đá… Bạn có thể đặt chậu cây đặc biệt này lên bàn tiếp khách.

4. Một mảnh lũa có hình dáng tương đối bằng phẳng và đơn giản thì có thể được "hô biến" thành móc treo mũ và áo khoác ở tiền sảnh. Bạn chọn những chiếc thìa sắt, thìa nhôm cùng kích cỡ, đem hơ nóng rồi uốn cong, sau đó dùng đinh vít để gắn vào mảnh gỗ lũa. Giờ thì chỉ việc treo lên tường là xong.

5. Những cành cây lũa cỡ nhỏ có thể được đặt lên bệ gỗ hoặc đá, rồi đặt trên kệ cạnh bàn trà. Khi cần, chúng có thể trở thành những đế nến tự nhiên.

(Theo Tư vấn tiêu dùng)

Căn nhà gỗ sưa đỏ được trả giá trăm tỷ, chủ nhân vẫn không bán

Căn nhà gỗ sưa đỏ được trả giá trăm tỷ, chủ nhân vẫn không bán

Mua khung nhà từ một người bạn với giá 350 triệu đồng, đến khi dựng nhà nhóm thợ phát hiện căn nhà hoàn toàn bằng gỗ sưa đỏ. Nhiều vị khách đến trả giá cao nhưng chủ nhân không bán.

Ngôi nhà gỗ 5 tầng 30 tỷ độc nhất vô nhị Việt Nam của lão gia Hà Tĩnh

Ngôi nhà gỗ 5 tầng 30 tỷ độc nhất vô nhị Việt Nam của lão gia Hà Tĩnh

Chủ nhân ngôi nhà gỗ quý 5 tầng ở TP Hà Tĩnh cho biết, toàn bộ ngôi nhà làm bằng gỗ sao xanh có nguồn gốc từ Lào, giá trị hàng chục tỷ đồng.