Ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống, Chủ tịch Tập đoàn Yeah1 (YEG), đăng ký bán toàn bộ hơn 4 triệu cổ phiếu YEG theo phương thức giao dịch thỏa thuận/khớp lệnh từ ngày 1/6 đến 10/6.

Trước đó, ông Tống cũng đăng ký bán 3,7 triệu cổ phiếu YEG, giảm từ 7,7 triệu cổ phiếu xuống còn 4 triệu cổ phiếu, tương đương mức giảm từ tỷ lệ sở hữu từ 24,7% xuống còn 12,9% theo phương thức thỏa thuận. Số cổ phiếu này cũng trùng với số cổ phiếu của bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát, thông báo đã mua trong cùng ngày.

Với số cổ phiếu bà Phương mua vào, bà Phương trở thành cổ đông lớn của YEG sau khi sở hữu 4,5 triệu cổ phiếu, tương đương 14,3% vốn.

Ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống

Như vậy, ông Tống đã chính thức dứt áo ra đi khi không còn là cổ đổng của YEG. 

Yeah1 là doanh nghiệp truyền thông đầu tiên niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, được cho là “kỳ lân” startup khi tạo được tiếng vang, với mức giá chào sàn phiên đầu tiên ngày 26/6/2018 với giá 250.000 đồng/cp, lập kỷ lục trên thị trường chứng khoán. Kết thúc phiên giao dịch đó, cổ phiếu YEG lại lập thêm kỷ lục tăng trần với 50.000 đồng/cp, đạt mức giá 300.000 đồng/cp. 

Tại thời điểm chào sàn, ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống đang sở hữu trực tiếp 7,42 triệu cổ phiếu YEG. Nếu tính theo mức giá 300.000 đồng/cổ phiếu, thời điểm đó ông Tống có khối tài sản 2.226 tỷ đồng trên sàn chứng khoán.

Tuy nhiên, sự cố vào tháng đầu tháng 3/2019 YouTube thông báo chấm dứt thỏa thuận lưu trữ nội dung với đơn vị liên quan, từ đó, hoạt động kinh doanh và giá cổ phiếu của YEG lao dốc.

Cụ thể, tháng 1/2019 Tập đoàn Yeah1 đã thực hiện thương vụ thâu tóm mạng lưới kênh YouTube lớn nhất nước Mỹ ScaleLad, với hơn 1.700 người có ảnh hưởng, 400 triệu người theo dõi và khoảng 3 tỷ lượt xem mỗi tháng. Đây cũng là công ty truyền thông phát triển nhanh nhất nước Mỹ.

Yeah1 mua lại toàn bộ cổ phần sở hữu từ cổ đông của Công ty ScaleLab LLC (trụ sở tại Hollywood, Mỹ). Kể từ ngày ký hợp đồng mua cổ phần hoàn tất, ScaleLab LLC sẽ trở thành công ty con gián tiếp của Yeah1. Các cổ đông của ScaleLad nhận được 12 triệu USD từ thương vụ này và 8 triệu USD trong vòng 2 năm tới, tuỳ thuộc vào hiệu quả hoạt động của ScaleLad.

Tuy nhiên, Công ty ScaleLab LLC gặp một cú sốc khi bị YouTube chất dứt hoạt động vì đã sai quy định luật chơi trên kênh YouTube. Cuối cùng, ông Nhượng Tống đã phải bán vội kênh YouTube lớn nhất nước Mỹ ScaleLab chỉ hơn 1 tháng sau khi mua 

Theo đó, YouTube thông báo sẽ chấm dứt Thỏa thuận lưu trữ nội dung (Content Hosting Agreement - CHSA) sau ngày 31/3/2019 đối với các công ty đầu tư tài chính/công ty con có hoạt động kinh doanh liên quan tới mảng YouTube Adsense của tập đoàn, bao gồm SpringMe Pte. Ltd., Yeah1 Network Pte Ltd và ScaleLab LLC. Đây đều là những công ty nước ngoài mà Yeah1 của ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống thâu tóm.

YouTube cho rằng, SpringMe Pte. Ltd. (công ty có trụ sở tại Thái Lan, Tập đoàn Yeah1 sở hữu gián tiếp 16,93%) đã có hoạt động quản lý tuyển chọn kênh chưa phù hợp với quy trình của YouTube. Điều này dẫn tới việc YouTube áp dụng chính sách tương tự với tất cả các công ty khác liên quan tới YouTube Adsense trực thuộc tập đoàn, cụ thể là  Yeah1 Network Pte Ltd và ScaleLab LLC.

Thông báo chấm dứt hợp tác của YouTube như một đòn giáng chí mạng vào con đường đang thăng tiến của YEG.

Ngày sau đó, cổ phiếu của YEG ghi nhận nhiều chuỗi phiên giảm sàn, đặc biệt chuỗi 11 phiên từ 5-18/3/2019, cổ phiếu YEG rơi một mạch từ 245.000 đồng/cp xuống còn 110.500 đồng/cp, giảm 55% giá trị, tương ứng với 4.200 tỷ đồng vốn hóa đã bốc hơi. Nếu tính từ đầu năm 2019 đến cuối tháng 8/2019  YEG mất hơn 3/4 giá trị, từ vùng giá 235.000 đồng/cp xuống 50.700 đồng/cp. Hiện, trên thị trường, cổ phiếu YEG rơi về vùng đáy khi chốt phiên ngày 6/6 ở mức 22.850 đồng/cp.

Cổ phiếu rớt đáy, cổ đông tháo chạy

Sau nhiều lần làm việc với YouTube thất bại, mọi thành quả của YEG đều tiêu tan. Kết quả HoSE đã quyết định đưa cổ phiếu YEG vào diện cảnh báo kể từ ngày 8/4/2020. Nguyên nhân do các khoản lỗ của YEG trong năm 2019.

Biểu đồ cổ phiếu YEG

Đương đầu những khó khăn liên tiếp, YEG đã có chiến lược mới. Năm 2020 Yeah1 tái tập trung, trong đó YEG cắt giảm các kênh truyền hình; cụ thể là hai kênh không hiệu quả Yeah1 Family và iMove từ cuối tháng 3/2020, qua đó sẽ tiết kiệm được 1,4 triệu USD mỗi năm.

Bên cạnh đó, YEG cũng ngừng đầu tư vào việc sản xuất phim chiếu rạp từ Yeah1 CMG, mà tập trung phát triển các nền tảng có thể tương tác với người dùng, ví dụ AppNews nền tảng KOL, Adnetwork, Mega1.

Tuy nhiên, mọi nỗ lực cơ cấu của YEG không đem lại hiệu quả. Kết quả sau 2 năm, từ một doanh nghiệp trị giá 400 triệu USD nay mất đi 90% giá trị trên sàn chứng khoán, lỗ tổng cộng 567 tỷ đồng. Chốt phiên ngày 9/4/2021, cổ phiếu YEG chỉ còn 31.550 đồng/cp.

Hiện tại, các cổ đông lớn của YEG đồng loạt tháo chạy khi ông Nhượng Tống, chủ tịch sáng lập YEG bán 4 triệu cổ phiếu cuối cùng, chính thức không còn liên quan đến YEG. Bà Trần Uyên Phương, phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát bán 4,1 triệu cổ phiếu, chỉ còn 0,84% vốn điều lệ. Quỹ ngoại DFJ VinaCapital Venture Investment, thành viên thuộc VinaCapital, cũng có ý định thoái sạch vốn khỏi YEG khi đăng ký bán 3 triệu số cổ phiếu còn lại.

Sau hàng loạt động thái thoái vốn của các cổ đông lớn, trong đó có ông Nhượng Tống, người sáng lập cũng phủi tay bỏ chạy, khiến Yeah1 giờ gần như còn lại cái xác rỗng.  

Ngọc Cương

Cả loạt lãnh đạo bị xử lý, HOSE siết chặt quản lý cổ phiếu trên sànCác cơ quan quản lý siết chặt việc giám sát và xử phạt các doanh nghiệp/cổ phiếu trên thị trường chứng khoán sau những sai phạm của các lãnh đạo sở ban ngành và lãnh đạo các doanh nghiệp niêm yết.