Bài “Cứu BĐS, gỡ nợ xấu cho ngân hàng” đã thu hút đông đảo bạn đọc. Nhiều bạn đã gửi email phản hồi về Báo VietNamNet.
Tin bài cùng chuyên mục:
Một vòng luẩn quẩn?
Bạn Trung Hiếu (email hieuptn@yahoo.com) viết: “Nếu mục tiêu của NHNN đúng là cứu BĐS gỡ nợ xấu cho NH thì thật không công bằng với người dân. Nguồn lực của toàn dân được dồn cho một nhóm lợi ích. Các nhà buôn BĐS và các NH lại ung dung thu lãi vì giá BĐS lại tăng giá còn người dân bình thường sẽ không có đủ tiền để mua nhà ở.”
Email abc@gmail.com cho rằng: “Doanh nghiệp BĐS và ngân hàng đỡ khó, nhưng người dân sẽ lại khó. Lạm phát sẽ lại tăng. Nhà cửa sẽ lại đắt một cách vô lý.”
Bạn Nguyễn Hồng Quân (email nhq105@yahoo.com) cho rằng: “Một vòng luẩn quẩn. Rồi đây lại một đợt lao vào đầu cơ, gây mất ổn định nền kinh tế. Một lượng rất lớn tiền tiết kiệm của xã hội đã nằm ở đó rồi, giờ lại phải ném thêm vào. Trong khi đó, rất nhiều ngành khác đang đói vốn. Cứu bất động sản đồng thời cứu cả ngân hàng mà. Còn nền kinh tế thì sao? Người dân có thu nhập trung bình hy vọng mua được căn nhà để ở thì sao?”
Email chienthang@gmail.com lo ngại: “Nếu mở rộng cho vay BĐS, ngân sách sẽ bị cạn kiệt vì tiếp tục phải cứu ngân hàng trong trường hợp thị trường BĐS nổ với bong bóng lớn hơn, kinh tế sẽ lún sâu vào khủng hoảng và trì trệ. Khi BĐS nổ thì ngân hàng bị tổn thương và nhà nước phải bơm tín dụng ra cứu, phải in thêm tiền, và lạm phát tăng cao.”
Theo bạn Nguyên Dũng (email dungtranlenguyen@gmail.com) thì: “Đây chỉ là một biện pháp xoa dịu dư luận của NHNN mà thôi. Cách điều hành không ổn định, khi cấm, khi hạn chế, khi cho phép, khi khuyến khích. Thị trường lên thì cứ để thị trường điều tiết, cấm tới cấm lui, lãi suất trên trời. Các doanh nghiệp và người dân đã ngoắc ngoải rồi, ai còn lực đâu mà vay mới với lãi suất vẫn với 2 con số trong khi các nước chỉ trên dưới 5% năm mà thôi.”
Email tuquynh68@yahoo.co.uk thắc mắc: “Tại sao phải cứu BĐS mà không phải là cứu các DN sản xuất với hàng ngàn công nhân đang mất việc làm mỗi ngày và hàng ngàn nông dân đang không còn ruộng đất để trồng trọt chăn nuôi? Nó ảnh hưởng trực tiếp đến
cái ăn, cái mặc, sức khỏe, học hành, sống còn... hàng ngày của họ? Trong khi đó BĐS phần lớn là đầu cơ trục lợi của một bộ phận nhỏ là của những người phất lên thành đại gia từ đây. Một số BĐS còn ảnh hưởng đến ùn tắc giao thông như những chung cư mọc lên ngay trong lòng thành phố...Nhiều hệ lụy như vậy mà phải lo đi cứu nhà giàu để họ khỏi rơi vào tình trạng phá sản, còn nhà nghèo chẳng lẽ giờ có chết luôn thì cũng không sao?”
Câu hỏi khác của email giaotn1963@gmail.com: “Dễ cho DN (doanh nghiệp của các đại gia) - Lợi cho ngân hàng. Vậy người tiêu dùng, người mua sản phẩm nhà ở thì đặt ở đâu? Vẫn phải mua với giá trên trời để làm giầu thêm cho mấy ông đại gia bất động sản chắc? Nếu là cơ chế thị trường thì cứ để thị trường điều chỉnh. BĐS hay ngân hàng cũng là các tổ chức kinh doanh kiếm lời, vậy thì tại sao nhà nước lại lấy tiền thuế của dân ra để cứu như lời ông Nam, Thứ trưởng BXD?”.
Email trannguyentrungnam@yahoo.com.vn cũng xin trả lời câu hỏi: “Làm thế nào để một gia đình công nhân viên bình thường (ngay cả vợ chồng đều tốt nghiệp ĐH), lương công chức căn bản, thu nhập ổn định có thể mua được nhà? Mất bao lâu thì mới mua được nhà? Nhà như thế nào? Hay suốt đời ở nhà thuê? Bất động sản hiện tại vẫn là quá quá cao so với thu nhập của các đối tượng trên đúng không? Cứu BĐS, cứu ngân hàng thì có lợi cho người lao động không? Giá BĐS có giảm thêm không? Hay sẽ tiếp tục sốt, tăng giá, lạm phát đẩy người lao động bình thường càng thêm khốn khổ?”
Bình luận của email phuongreal86@gmail.com: “Đằng sau quân cờ domino BĐS là ngân hàng mà vì vậy NHNN phải "binh" lại thôi vì tỷ lệ nợ xấu BĐS thuộc hàng cao. Lãi suất tiền gửi hạ 2% trong vòng khoảng 1 tháng thật là trò chơi nén số, chỉ ngại thành quả kinh tế vĩ mô có được sẽ rất dễ vỡ khi dòng tiền khổng lồ sắp chảy vào thị trường làm tăng lạm phát. Đề nghị Chính phủ ưu tiên cho vấn đè giảm thất nghiệp và bất ổn xã hội.”
Đòn hiểm hạ "knock-out" đầu cơ BĐS?
Email ngtrgiang@walla.com phân tích: “Đây là một đòn hiểm hạ knock-out đầu cơ BĐS. Mới nhìn có vẻ như chính sách đang có lợi cho giới đầu cơ BĐS nhưng nếu suy nghĩ kỹ thì nhiều khả năng giới đầu cơ (nói chung chứ không xét từng người cụ thể) sẽ dính một đòn chí mạng và phần lớn sẽ gục ngã vì tài sản sẽ rơi hết vào tay ngân hàng. Đối với các khoản vay cũ nếu muốn vay lại thì tài sản sẽ bị định giá lại và chắc chắn sẽ thấp hơn giá trị cũ.
Điều này sẽ làm giảm rủi ro cho ngân hàng vì vậy ngân hàng sẽ dễ dàng và sẽ mạnh tay xử lý tài sản thế chấp vì không sợ lỗ mà còn được lãi khủng (không phải lãi từ việc bán tài sản mà là lãi từ lãi suất khủng hiện nay).Có gì lý tưởng bằng huy động lãi suất thấp cho vay lãi suất cao lại không có rủi ro bị xù nợ. Đối với các khoản vay mới thì điều kiện vay vốn sẽ dễ dàng hơn kèm theo việc định giá rất thấp tài sản thế chấp cùng hạng mức tín dụng thì rủi ro cho ngân hàng là không có.Tôi nghĩ nếu bây giờ mà tranh thủ đầu cơ thì 2 hoặc 3 năm nữa giới đầu cơ sẽ lãnh đủ vì tài sản thế chấp sẽ bị ngân hàng thanh lý hết để thu hồi nợ. Khi đó giá nhà đất sẽ rớt thê thảm vì ngân hàng chỉ cần bán với giá chưa tới 50% giá hiện nay cũng thu hồi được nợ. Nếu muốn mua nhà đất thì hãy chờ 2 năm nữa để có giá rẻ.”
Bạn Viết Huy (email dvh_itdr@yahoo.com) cho rằng: “Mối quan hệ giữa vốn ngân hàng đầu tư BĐS và nợ xấu ngân hàng đã đi vào nút thắt, đây là hậu quả của 1 quá trình quản lý không đồng bộ của hệ thống tài chính. Tuy nhiên, vì mối quan hệ trên ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của nền kinh tế, nên dù muốn hay không thì cũng nên cởi bỏ nút thắt này với các điều kiện rõ ràng và giám sát được. Mục tiêu giải cứu phải là dòng tiền từ từ được lưu thông giữa người dân - ngân hàng - BĐS. Muốn vậy, Chính phủ phải điều tiết, "bung" vốn từ từ để thị trường tự vận động.”
Ý kiến của email bqthanh70@gmail.com: “Theo tôi thì ngân hàng Nhà nước nên cho vay đúng đối tượng để tạo ra sản phẩm thực chất cho xã hội và tạo được việc làm cho người thất nghiệp. Đấy mới là gốc của bài toán, ngân hàng chỉ là anh đi buôn tiền, quản lý kém thì phải chịu tại sao ngân hàng nhà nước phải can thiệp, lượng doanh nghiệp đang phá sản sao không thấy quan tâm?”
Email mothayem2001@yahoo.com đề nghị: “Bây giờ được cứu rồi, bất động sản không còn lý do để đổ lỗi, hết kêu. Nay hết thời đầu cơ để giữ giá, khủng hoảng thừa giá cao nên hàng ế, nợ xấu cao. Vay mà sử dụng không hiệu quả thêm lỗ nặng hơn thì tính sao? Chỉ còn cách phải giảm giá thu hồi vốn là hầu chắc chắn để tồn tại!”
Bạn Trần Phong (email ttp352003@yahoo.co.uk nêu ý kiến: “Dễ cho DN - lợi cho ngân hàng. Thế đối với người có nhu cầu mua nhà để ở? NHNN nên có chính sách giúp đỡ những đối tượng này, vì khi giải quyết nhà ở cho người có nhu cầu chính đáng đồng thời giúp DN và NH mà không ảnh hưởng đến giá cả của BĐS.”
Tin bài cùng chuyên mục:
“Cò mồi” bao vây làng gốm Bát Tràng
Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo “cầm cố giấy tờ ô tô”
Hồi âm đơn thư bạn đọc 10 ngày cuối tháng 3 và đầu tháng 4
Sướng chẳng thấy kêu, ế thì đòi cứu?
Hô biến dừa ủng, dừa ôi, dừa hết 'đát' thành dừa trắng
Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo “cầm cố giấy tờ ô tô”
Hồi âm đơn thư bạn đọc 10 ngày cuối tháng 3 và đầu tháng 4
Sướng chẳng thấy kêu, ế thì đòi cứu?
Hô biến dừa ủng, dừa ôi, dừa hết 'đát' thành dừa trắng
Một vòng luẩn quẩn?
Bạn Trung Hiếu (email hieuptn@yahoo.com) viết: “Nếu mục tiêu của NHNN đúng là cứu BĐS gỡ nợ xấu cho NH thì thật không công bằng với người dân. Nguồn lực của toàn dân được dồn cho một nhóm lợi ích. Các nhà buôn BĐS và các NH lại ung dung thu lãi vì giá BĐS lại tăng giá còn người dân bình thường sẽ không có đủ tiền để mua nhà ở.”
Email abc@gmail.com cho rằng: “Doanh nghiệp BĐS và ngân hàng đỡ khó, nhưng người dân sẽ lại khó. Lạm phát sẽ lại tăng. Nhà cửa sẽ lại đắt một cách vô lý.”
Bạn Nguyễn Hồng Quân (email nhq105@yahoo.com) cho rằng: “Một vòng luẩn quẩn. Rồi đây lại một đợt lao vào đầu cơ, gây mất ổn định nền kinh tế. Một lượng rất lớn tiền tiết kiệm của xã hội đã nằm ở đó rồi, giờ lại phải ném thêm vào. Trong khi đó, rất nhiều ngành khác đang đói vốn. Cứu bất động sản đồng thời cứu cả ngân hàng mà. Còn nền kinh tế thì sao? Người dân có thu nhập trung bình hy vọng mua được căn nhà để ở thì sao?”
Theo bạn Nguyên Dũng (email dungtranlenguyen@gmail.com) thì: “Đây chỉ là một biện pháp xoa dịu dư luận của NHNN mà thôi. Cách điều hành không ổn định, khi cấm, khi hạn chế, khi cho phép, khi khuyến khích. Thị trường lên thì cứ để thị trường điều tiết, cấm tới cấm lui, lãi suất trên trời. Các doanh nghiệp và người dân đã ngoắc ngoải rồi, ai còn lực đâu mà vay mới với lãi suất vẫn với 2 con số trong khi các nước chỉ trên dưới 5% năm mà thôi.”
Email tuquynh68@yahoo.co.uk thắc mắc: “Tại sao phải cứu BĐS mà không phải là cứu các DN sản xuất với hàng ngàn công nhân đang mất việc làm mỗi ngày và hàng ngàn nông dân đang không còn ruộng đất để trồng trọt chăn nuôi? Nó ảnh hưởng trực tiếp đến
cái ăn, cái mặc, sức khỏe, học hành, sống còn... hàng ngày của họ? Trong khi đó BĐS phần lớn là đầu cơ trục lợi của một bộ phận nhỏ là của những người phất lên thành đại gia từ đây. Một số BĐS còn ảnh hưởng đến ùn tắc giao thông như những chung cư mọc lên ngay trong lòng thành phố...Nhiều hệ lụy như vậy mà phải lo đi cứu nhà giàu để họ khỏi rơi vào tình trạng phá sản, còn nhà nghèo chẳng lẽ giờ có chết luôn thì cũng không sao?”
Câu hỏi khác của email giaotn1963@gmail.com: “Dễ cho DN (doanh nghiệp của các đại gia) - Lợi cho ngân hàng. Vậy người tiêu dùng, người mua sản phẩm nhà ở thì đặt ở đâu? Vẫn phải mua với giá trên trời để làm giầu thêm cho mấy ông đại gia bất động sản chắc? Nếu là cơ chế thị trường thì cứ để thị trường điều chỉnh. BĐS hay ngân hàng cũng là các tổ chức kinh doanh kiếm lời, vậy thì tại sao nhà nước lại lấy tiền thuế của dân ra để cứu như lời ông Nam, Thứ trưởng BXD?”.
Email trannguyentrungnam@yahoo.com.vn cũng xin trả lời câu hỏi: “Làm thế nào để một gia đình công nhân viên bình thường (ngay cả vợ chồng đều tốt nghiệp ĐH), lương công chức căn bản, thu nhập ổn định có thể mua được nhà? Mất bao lâu thì mới mua được nhà? Nhà như thế nào? Hay suốt đời ở nhà thuê? Bất động sản hiện tại vẫn là quá quá cao so với thu nhập của các đối tượng trên đúng không? Cứu BĐS, cứu ngân hàng thì có lợi cho người lao động không? Giá BĐS có giảm thêm không? Hay sẽ tiếp tục sốt, tăng giá, lạm phát đẩy người lao động bình thường càng thêm khốn khổ?”
Bình luận của email phuongreal86@gmail.com: “Đằng sau quân cờ domino BĐS là ngân hàng mà vì vậy NHNN phải "binh" lại thôi vì tỷ lệ nợ xấu BĐS thuộc hàng cao. Lãi suất tiền gửi hạ 2% trong vòng khoảng 1 tháng thật là trò chơi nén số, chỉ ngại thành quả kinh tế vĩ mô có được sẽ rất dễ vỡ khi dòng tiền khổng lồ sắp chảy vào thị trường làm tăng lạm phát. Đề nghị Chính phủ ưu tiên cho vấn đè giảm thất nghiệp và bất ổn xã hội.”
Đòn hiểm hạ "knock-out" đầu cơ BĐS?
Email ngtrgiang@walla.com phân tích: “Đây là một đòn hiểm hạ knock-out đầu cơ BĐS. Mới nhìn có vẻ như chính sách đang có lợi cho giới đầu cơ BĐS nhưng nếu suy nghĩ kỹ thì nhiều khả năng giới đầu cơ (nói chung chứ không xét từng người cụ thể) sẽ dính một đòn chí mạng và phần lớn sẽ gục ngã vì tài sản sẽ rơi hết vào tay ngân hàng. Đối với các khoản vay cũ nếu muốn vay lại thì tài sản sẽ bị định giá lại và chắc chắn sẽ thấp hơn giá trị cũ.
Điều này sẽ làm giảm rủi ro cho ngân hàng vì vậy ngân hàng sẽ dễ dàng và sẽ mạnh tay xử lý tài sản thế chấp vì không sợ lỗ mà còn được lãi khủng (không phải lãi từ việc bán tài sản mà là lãi từ lãi suất khủng hiện nay).Có gì lý tưởng bằng huy động lãi suất thấp cho vay lãi suất cao lại không có rủi ro bị xù nợ. Đối với các khoản vay mới thì điều kiện vay vốn sẽ dễ dàng hơn kèm theo việc định giá rất thấp tài sản thế chấp cùng hạng mức tín dụng thì rủi ro cho ngân hàng là không có.Tôi nghĩ nếu bây giờ mà tranh thủ đầu cơ thì 2 hoặc 3 năm nữa giới đầu cơ sẽ lãnh đủ vì tài sản thế chấp sẽ bị ngân hàng thanh lý hết để thu hồi nợ. Khi đó giá nhà đất sẽ rớt thê thảm vì ngân hàng chỉ cần bán với giá chưa tới 50% giá hiện nay cũng thu hồi được nợ. Nếu muốn mua nhà đất thì hãy chờ 2 năm nữa để có giá rẻ.”
Bạn Viết Huy (email dvh_itdr@yahoo.com) cho rằng: “Mối quan hệ giữa vốn ngân hàng đầu tư BĐS và nợ xấu ngân hàng đã đi vào nút thắt, đây là hậu quả của 1 quá trình quản lý không đồng bộ của hệ thống tài chính. Tuy nhiên, vì mối quan hệ trên ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của nền kinh tế, nên dù muốn hay không thì cũng nên cởi bỏ nút thắt này với các điều kiện rõ ràng và giám sát được. Mục tiêu giải cứu phải là dòng tiền từ từ được lưu thông giữa người dân - ngân hàng - BĐS. Muốn vậy, Chính phủ phải điều tiết, "bung" vốn từ từ để thị trường tự vận động.”
Ý kiến của email bqthanh70@gmail.com: “Theo tôi thì ngân hàng Nhà nước nên cho vay đúng đối tượng để tạo ra sản phẩm thực chất cho xã hội và tạo được việc làm cho người thất nghiệp. Đấy mới là gốc của bài toán, ngân hàng chỉ là anh đi buôn tiền, quản lý kém thì phải chịu tại sao ngân hàng nhà nước phải can thiệp, lượng doanh nghiệp đang phá sản sao không thấy quan tâm?”
Email mothayem2001@yahoo.com đề nghị: “Bây giờ được cứu rồi, bất động sản không còn lý do để đổ lỗi, hết kêu. Nay hết thời đầu cơ để giữ giá, khủng hoảng thừa giá cao nên hàng ế, nợ xấu cao. Vay mà sử dụng không hiệu quả thêm lỗ nặng hơn thì tính sao? Chỉ còn cách phải giảm giá thu hồi vốn là hầu chắc chắn để tồn tại!”
Bạn Trần Phong (email ttp352003@yahoo.co.uk nêu ý kiến: “Dễ cho DN - lợi cho ngân hàng. Thế đối với người có nhu cầu mua nhà để ở? NHNN nên có chính sách giúp đỡ những đối tượng này, vì khi giải quyết nhà ở cho người có nhu cầu chính đáng đồng thời giúp DN và NH mà không ảnh hưởng đến giá cả của BĐS.”
- Ban Bạn đọc