Công bố thứ hạng về chất lượng điều hành kinh tế sáng nay, 31/3, Đà Nẵng năm thứ 3 liên tiếp vẫn soán ngôi vị số 1. Thủ đô Hà Nội và TP HCM vẫn vắng bóng ở danh sách năng lực cạnh tranh TOP 5.

Báo cáo Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh lần thứ 11 được Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam công bố sáng nay, 31/3 tại Hà Nội.

Đây là kết quả "chấm điểm" của 10.000 doanh nghiệp Việt Nam và 1.600 doanh nghiệp FDI về chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền 63 tỉnh, thành phố.

Theo kết quả bảng xếp hạng năm nay, Đà Nẵng vẫn là thành phố dẫn đầu liên tiếp trên cả nước về năng lực cạnh tranh kể từ năm 2013 và cũng là lần thứ 6 trong 11 lần xếp hạng, đứng vị trí số 1.

{keywords}

Lý do để thành phố này giữ vững ngôi hạng đừng đầu được nhóm nghiên cứu nhấn mạnh, là sự cải cách mạnh mẽ về thủ tục hành chính và mức độ thân thiện với DN. Trung tâm hành chính của thành phố đi vào hoạt động từ tháng 9/2014 đã thực sự phát huy hiệu quả, làm tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc cho cả người dân, doanh nghiệp lẫn cán bộ, công chức. Điểm số PCI của Đà Nẵng cũng đạt mức cao nhất kể từ năm 2012.

Báo cáo PCI cho hay, tại Đà Nẵng, đa số các chỉ tiêu đo lường về thời gian, hiệu quả thực hiện thủ tục hành chính đều cải thiện mạnh. Tỷ lệ các DN cho biết, họ không phải đi lại nhiều lần để lấy dấu, chữ ký đã tăng từ 67% lên 70%. Và cũng chính nhơ xây dựng thành công mô hình chính quyền điện tử, hướng tới "thành phố thông minh" nên các chỉ tiêu về ứng dụng CNTT của thành phố này cũng cao nhất 3 năm qua. Đặc biệt là đổ mở website tăng 3 điểm, bộ phận một cửa được đánh giá tốt... khiến cho Đà Nẵng trở thành địa phương có tỷ lệ truy cập website của chính quyền cao nhất nước.

Kế sau Đà Nẵng là tỉnh Đồng Tháp và Quảng Ninh Đây là những tỉnh đã đi đầu trong sáng kiến cải cách hành chính, tin gọn bộ máy, công khai minh bạch trong đánh giá và lựa chọn cán bộ.

Điển hình như Quảng Ninh đã đột phá trong việc thi tuyển chức vụ Phó giám đốc Sở. Nhóm nghiên cứu cho hay, Đồng Tháp đã ban hành kế hoạch giảm 30% cuộc họp để lãnh đạo các sở ngành có nhiều thời gian tiếp xúc với doanh nghiệp, giải quyết kịp thời các điểm nghẽn.

Hai tỉnh tiếp theo lọt vào TOP 5 này là Vĩnh Phúc và Lào Cai.

Theo nhóm nghiên cứu, chất lượng điều hành kinh tế của 63 tỉnh, thành được phân thành 6 "cấp độ" từ trên xuống, là "rất tốt"; "tốt", "khá", "trung bình", "tương đối thấp", "thấp".

Trong đó, TOP 5 là 5 tỉnh có chất lượng điều hành kinh tế ở mức "rất tốt".

Ở mức "tốt", năm nay có 7 tỉnh, thành phố, trong đó có TP. HCM, Thái Nguyên, Quảng Nam, Long An, Thanh Hoá, Kiên Giang. Thủ đô Hà Nội năm nay chỉ đạt mức khá với vị trí thứ 24.

Đứng ở cuối bảng, bị đánh giá là điều hành kinh tế "thấp" nhất là 4 tỉnh Bắc Kạn, Lai Châu, Hà Giang và Đăk Nông.

Như vậy, so với năm trước, nhìn ở TOP 11 tỉnh dẫn đầu, các tỉnh Quảng Ninh, Vĩnh Phúc thăng hạng trong khi TP.HCM tụt hạng. Ở thứ cuối, tỉnh Điện Biên, Cao Bằng đã chuyển biến tích cực khi rời khỏi danh sách cuối.

Đánh giá chung về 10 lĩnh vực liên quan đến điều hành kinh tế, báo cáo PCI năm nay cũng ghi nhân, các DN đánh giá cao về 4 chỉ số gồm tính minh bạch, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, chi phí thời gian và gia nhập thị trường.

Trong đó, tiêu biểu như chi phí thời gian cho thủ tục hành chính, với két quả đáng chú ý là tới 67% DN đánh giá cán bộ NN làm việc hiệu quả, 59% DN đánh giá công chức thân thiện, nhiệt tình. Thủ tục hành chính thuế cũng cải thiện, như thời gian thanh trathuế đã giảm từ 8h chỉ còn 4,5 giờ trung bình cho một cuộc thanh tra, là mức thấp nhất 3 năm qua.

Tuy nhiên, 2 lĩnh vực mà cộng đồng DN khuyến cáo cần phải thay đổi mạnh là chi phí không chính thức và cạnh tranh bình đẳng.

Phạm Huyền