1. Loại đất được người dân thị trấn Lập Thạch, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc coi như "đặc sản"?

  • A. Đất sét
    0%
  • B. Đất phù sa
    0%
  • C. Đất ngói
    0%
Chính xác

Theo các bô lão trong vùng, từ nhiều đời nay, người dân Lập Thạch đã có tục ăn đất ngói, loại đất chỉ có thể tìm thấy trên những ngọn núi ở đây. 

Muốn lấy được đất ngói phải đào hố sâu 3-7m, đến khi gặp những vỉa đất màu trắng như phấn mới dùng ăn được. Đất được khai thác về còn nhiều tạp đất, sạn nên cần phải gọt, đẽo thật sạch và tách thành từng miếng nhỏ như kẹo lạc.

Đất ngói có hai màu có thể dùng để ăn là màu trắng sữa và màu xanh. Đất ngói xanh ăn sẽ ngậy hơn nhưng cứng. 

Loại đất ngói ở Lập Thạch có thể ăn sống nhưng để có mùi vị hấp dẫn, cần trải qua công đoạn chế biến khá tỉ mỉ và kỹ lưỡng. Người dùng phải hái thêm lá cây sim tươi đốt cháy rồi đưa đất lên hơ trước ngọn lửa. Ăn vào sẽ có cảm giác như ăn lương khô nhưng không bị khát nước.

2. Loại canh độc lạ, ngon trứ danh ở Tây Nguyên có tên là gì?

  • A. Canh thụt
    0%
  • B. Canh nướng
    0%
  • C. Canh hầm
    0%
Chính xác

Canh thụt là món ăn truyền thống của đồng bào ở Tây Nguyên. Nguyên liệu thường gồm thịt hoặc cá, tôm, cua nhỏ,... và các loại cà, mướp (có cả trái non, hoa đực, nụ, ngọn), măng rừng.

Vật dụng để chế biến canh thụt chủ yếu là các loại ống tre (nứa hoặc lồ ô). Ống tre có độ dài khoảng 40-60cm. Một đầu giữ đốt mắt, một đầu cắt để cho nguyên liệu vào, không được đậy nắp. Canh thụt khi nấu dùng lửa ngọn. Các loại nguyên liệu cho vào ống tre được nấu chín. Sau đó, lấy que tre thụt đều cho nát rồi đem ra ăn với cơm. Ngon nhất là thụt với cá trê nướng, cá lóc nướng.

Đây không chỉ là món ăn hàng ngày mà còn là một món chính trong các lễ hội, lễ Tết ở Tây Nguyên.

3. Loại lá được người dân Lai Châu coi như "đặc sản" nhưng hiếm ai dám thử?

  • A. Lá ấu tàu
    0%
  • B. Lá ngón
    0%
  • C. Lá ngót nghẻo
    0%
Chính xác

Theo người dân Mường So, Lai Châu, lá ngón thực chất có 2 loại: Có độc và không có độc. 

Để phân biệt sự khác nhau của hai giống cây này, cần phải quan sát thật kỹ vì chúng có thân leo giống nhau. Xét về hình dáng, lá ngón độc thuôn dài, có hình mũi mác, còn lá ngón không độc lại tròn ngắn và to hơn, to như lá trầu không. 

Người Mường So tận dụng loại lá ngón không độc để làm thành nhiều món ăn trong bữa cơm gia đình. Kiểu truyền thống nhất là luộc hoặc nấu canh và thưởng thức như một loại rau thanh mát, ngọt bùi. Nhưng hấp dẫn nhất chính là xào với tỏi, một đặc sản nổi tiếng được người dân dùng để tiếp đãi thực khách.

4. "Nậm pịa" là đặc sản độc đáo của dân tộc nào ở Tây Bắc?

  • A. Mường
    0%
  • B. Thái
    0%
  • C. Dao
    0%
Chính xác

Nậm pịa hay nặm pịa, là món ăn truyền thống của người dân tộc Thái ở vùng Tây Bắc. "Nậm" hay "nặm" trong tiếng Thái có nghĩa là nước, "pịa" là thứ dịch sền sệt trong ruột non của bò gồm dịch tiêu hóa và thức ăn chưa được tiêu hóa hoàn toàn, cho nên có người còn gọi là "phân non".

Cách lấy pịa của người Thái tương tự như cách chế biến phèo lợn. Chất dịch này được lấy ra rồi nêm gia vị, cho thêm nội tạng của các loài vật ăn cỏ bao gồm dạ dày, tiết, lòng, tim, gan,... đem ninh nhừ, trở thành món nậm pịa.

Nậm pịa không phải là một món dễ ăn. Nó có vị đắng của lòng và pịa cũng đắng nhưng sau khi ăn, sẽ để lại vị ngọt trong cuống họng và vị cay cay của hạt mắc khén. Nậm pịa có tác dụng giải rượu rất tốt.

5. Đặc sản được ví như "trời cho" mọc trên đá ở Tây Bắc, muốn ăn phải mang chày ra giã?

  • A. Rêu
    0%
  • B. Rong biển
    0%
  • C. Nhả ngải
    0%
Chính xác

Rêu đá được coi là đặc sản làm nên nhiều món ăn ngon của người dân Tây Bắc. Theo đó, rêu mọc tự nhiên, bám quanh những tảng đá ở dưới suối, chỉ xuất hiện theo mùa, vào tầm cuối thu, đầu đông. Rêu có nhiều loại nhưng rêu mọc ở chỗ nước sạch, chảy xiết thì mới có thể ăn.

Bà con nơi đây cho biết các món ăn từ rêu không chỉ hấp dẫn bởi hương vị đặc biệt, mà còn có tác dụng chữa bệnh như giúp lưu thông khí huyết, giải độc, giải nhiệt, ổn định huyết áp và tăng cường sức đề kháng.