Theo SAI Hàn Quốc - Chủ tịch Ủy ban đặc biệt nghiên cứu tính khả thi của việc thành lập Nhóm công tác kiểm toán quản lý khủng hoảng ASOSAI, trong bối cảnh đại dịch diễn ra hết sức phức tạp cùng với những thách thức an ninh phi truyền thống, mỗi chúng ta cần phải trân trọng giá trị về sự an toàn của từng quốc gia. Vì vậy, cần phải xây dựng được những phương pháp đối mặt với việc quản lý khủng hoảng cụ thể để mỗi SAI có được cơ chế minh bạch, rõ ràng nhằm thúc đẩy việc Chính phủ tham gia ứng phó với những khủng hoảng.

{keywords}
Cần phải xây dựng được những phương pháp đối mặt với việc quản lý khủng hoảng cụ thể để mỗi SAI có được cơ chế minh bạch, rõ ràng nhằm thúc đẩy việc Chính phủ tham gia ứng phó với những khủng hoảng.

Trước yêu cầu đó, Nhóm công tác kiểm toán quản lý khủng hoảng ASOSAI đã được thành lập với khoảng 150 người đến từ 42 SAI thành viên. Nhóm đã cùng nhau chia sẻ thông tin về tầm quan trọng của kiểm toán khủng hoảng và cũng như xây dựng sự đồng thuận, tính khả thi về lập một báo cáo nghiên cứu về quản lý khủng hoảng.

Báo cáo gồm 04 nội dung:

Tổng quan về quản lý khủng hoảng - Khái niệm về khủng hoảng, quản lý khủng hoảng; Tính chất của từng giai đoạn khủng hoảng; Các vấn đề chính liên quan đến quản lý khủng hoảng.

Quản lý, hợp tác quốc tế, hợp tác giữa các SAI trong ASOSAI, thành lập nhóm công tác riêng để hoạt động trong khuôn khổ sáng kiến này, các mô hình vai trò để ứng phó với từng giai đoạn quản lý khủng hoảng.

Quy chế hoạt động của Nhóm chuyên trách, trong đó có các dự án về nâng cao năng lực cho các thành viên.

Hoạt động quản lý khủng hoảng của ASOSAI, đề ra chức năng, mục tiêu phạm vi hoạt động, đánh giá tăng cường năng lực cho các SAI thành viên.

Theo SAI Hàn Quốc, với việc thông qua Tuyên bố Bangkok tại Đại hội lần thứ XV với chủ đề: SAI và việc chuẩn bị cho trạng thái bình thường mới, các SAI cần phải có những chiến lược, kế hoạch ứng phó với những khủng hoảng tương lai dựa vào đề cương tuyên bố này một cách tích cực hơn.

Quyết Thắng