Theo Ban tổ chức, Đại hội được tổ chức từ ngày 9-11/3 tại Hà Nội.
Dự Đại hội có 1.000 đại biểu chính thức là những phụ nữ tiêu biểu, đại diện cho các lực lượng phụ nữ, các dân tộc, tôn giáo và các lĩnh vực hoạt động khác nhau trong cả nước và khoảng 200 đại biểu khách mời.
Đại diện lãnh đạo Trung ương Hội LHPN Việt Nam thông tin về Đại hội |
Phiên khai mạc Đại hội sẽ được tổ chức vào sáng 10/3. Các phiên chính thức khác của Đại hội gồm: tham luận/thảo luận, Bầu cử Ban Chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam khóa XIII.
Phiên bế mạc, Đại hội sẽ báo cáo kết quả phiên họp thứ nhất và ra mắt Ban Chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam khóa XIII; thông qua Nghị quyết Đại hội.
Trong khuôn khổ Đại hội sẽ diễn ra chương trình Đối thoại 2030 thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao quyền năng phụ nữ…
Đây là nhiệm kỳ đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển Hội LHPN Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035, với chủ đề: "Phát huy truyền thống, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập; xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, vì hạnh phúc của phụ nữ, vì sự phồn vinh của đất nước”.
Đại hội sẽ đánh giá phong trào phụ nữ và hoạt động Hội 5 năm qua và đề ra phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2022-2027.
Đại hội lần này có nhiều điểm mới. Trong đó việc chuẩn bị dự thảo các văn kiện trình Đại hội được tiến hành công phu, chu đáo, bài bản, qua nhiều lần, nhiều vòng, từng bước hoàn thiện, có nhiều đổi mới quan trọng về nội dung và phương pháp.
Tại Đại hội sẽ có 62 tham luận dạng bài viết và video clip được tập hợp thành kỷ yếu để các cấp Hội tiếp tục nghiên cứu, áp dụng trong quá trình triển khai Nghị quyết Đại hội.
Theo Hội LHPN Việt Nam, với cách làm này, đại biểu Đại hội sẽ có cơ hội để tiếp cận với nhiều chủ đề khác nhau phù hợp với lĩnh vực công việc và mối quan tâm của mình.
Hương Quỳnh
Thủ tướng: Việt Nam đã tạo được môi trường để phụ nữ khẳng định vị thế và đóng góp cho xã hội
Chiều 19/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện tiêu biểu các tầng lớp phụ nữ nhân kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.