Hỗ trợ cải thiện tình trạng dân số của các dân tộc thiểu số rất ít người cả về số lượng và chất lượng, nhằm đạt được mức sinh thay thế, giảm mạnh tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ em, giảm mạnh tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi, nâng cao chất lượng dân số, đảm bảo sự phát triển đồng đều và bình đẳng giữa các dân tộc.
“Bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số dưới 10 nghìn người theo hướng bình đẳng, đồng đều giữa các dân tộc”. Ảnh LAD |
“Bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số dưới 10 nghìn người”
Đây là mục tiêu Đề án “Bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số dưới 10 nghìn người theo hướng bình đẳng, đồng đều giữa các dân tộc” do Ủy ban Dân tộc dự thảo.
Cụ thể, Ủy ban Dân tộc đề xuất mục tiêu đến năm 2025: Về truyền thông, ít nhất 70% cộng tác viên dân số, Y tế thôn bản, cán bộ dân số ở trạm y tế xã, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số rất ít người (DTTSRIN) được cung cấp thông tin, kiến thức về dân số - kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản, bà mẹ trẻ em.
Về tiếp cận dịch vụ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản, giảm bình quân từ 2-3%/năm số cặp tảo hôn và hôn nhân cận huyết; 35% thanh niên được tư vấn tiền hôn nhân; 35% được khám sức khỏe tiền hôn nhân nhằm phát hiện các bệnh về truyền nhiễm, HIV; giảm 50% thai phụ sinh con tại nhà và tỷ suất chết mẹ, trẻ sơ sinh, khám quản lý thai nghén được chăn sóc y tế; tỷ suất chết mẹ/100.000 trẻ đẻ sống giảm 25%; khám và quản lý thai nghén được chăm sóc y tế; tối thiểu có 35% thai phụ được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất; 50% trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất.
Bảo đảm quyền bình đẳng, phát triển đồng đều giữa các dân tộc. Ảnh LAD |
Về dinh dưỡng, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở bà mẹ mang thai, giảm bình quân từ 1,5-2%/năm trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (nhẹ cân và thấp còi); giảm từ 2- 4% tỷ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi. Về giáo dục, nâng cao tỷ lệ trẻ em đến lớp ở nhóm tuổi mẫu giáo; nâng tỷ lệ người dân tộc thiểu số rất ít người độ tuổi 15-60 biết chữ đạt 95%; có 90% số người mới biết chữ tiếp tục tham gia học tập để củng cố vững chắc kết quả biết chữ.
Ủy ban Dân tộc dự kiến sẽ thực hiện Đề án trong 10 năm, từ năm 2020 đến năm 2030. Phạm vi thực hiện: Vùng dân tộc thiểu số trên phạm vi toàn quốc trong đó chú trọng địa bàn 13 tỉnh có dân tộc thiểu số rất ít người cư trú: Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Kon Tum.
Thông qua Nghị quyết phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030
Nước ta có 53 dân tộc thiểu số (DTTS) với hơn 14 triệu người, gần 3 triệu hộ, cư trú thành cộng đồng ở 51 tỉnh, thành phố, 548 huyện, 5.266 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 382 xã biên giới, chủ yếu ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây Duyên hải miền Trung, chiếm 3/4 diện tích cả nước.
Đây là vùng trọng yếu về quốc phòng, an ninh, đối ngoại; nơi có nhiều tài nguyên khoáng sản, có hệ sinh thái động, thực vật phong phú đa dạng; có trên 14 triệu ha rừng, là đầu nguồn nước cung cấp cho khu vực đồng bằng.
Trong những năm qua, mặc dù đời sống của đồng bào các dân tộc mặc dù được nâng lên rõ rệt, nhưng vẫn là nơi khó khăn nhất, chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất, kinh tế - xã hội phát triển chậm nhất, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất.
Bởi vậy việc Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 thể hiện sự chủ động, quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước nhằm đảm bảo cam kết "không ai bị bỏ lại phía sau".
Tổng cục Thống kê cho biết, cuộc điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2019 sẽ được Tổng cục Thống kê tiến hành từ ngày 1 - 31/10/2019. |
Để triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030, chiều 26/11 tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội phê duyệt Đề án này.
Về nhiệm vụ triển khai thực hiện, Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ tổ chức rà soát các văn bản pháp luật liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và chính sách dân tộc, kịp thời đề xuất, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ các văn bản có liên quan không còn phù hợp để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của Đề án.
Xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2020), để thực hiện từ năm 2021. Thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, do một Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban Chỉ đạo; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc làm Phó Trưởng Ban thường trực, có sự tham gia của bộ, ban, ngành liên quan để chỉ đạo tổ chức thực hiện Chương trình.
Được biết, Chính phủ cũng đã sẵn sàng dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội. Theo đó, Chính phủ sẽ thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp cơ bản để đạt được các mục tiêu của Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 đã được Quốc hội phê duyệt tại Nghị quyết số 88.
Cụ thể hóa đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc theo Kết luận số 65-KL/TW ngày 30.10.2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới. Đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán của Chính phủ trong chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp theo Nghị quyết số 88. Xác định rõ nhiệm vụ của các ngành, các cấp; giao trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương trong triển khai các nhiệm vụ được giao.
Minh Vân