Một bộ phận người có thu nhập cao ở Triều Tiên mua quần áo nhập khẩu từ Hàn Quốc, Nhật Bản hay uống cafe để "trông sành điệu hơn".

Triều Tiên duy trì một nền kinh tế tập trung. Tuy nhiên, tầng lớp trung lưu kiếm được nhiều tiền hơn dựa vào nền kinh tế không chính thức khi nhu cầu về các mặt hàng như mỹ phẩm, điện thoại thông minh, các loại nước ép trái cây, quần áo nhập khẩu đang ngày càng tăng.

Một bộ phận người giàu thuộc tầng lớp trung lưu ở Triều Tiên được gọi là “Donju”, với nghĩa “chủ nhân của đồng tiền”. Họ “phất” lên dựa vào loại hình kinh tế này.

Nhiều Donju dùng tiền mặt để trả học phí tiếng Anh cho con hoặc mua quần áo nhập khẩu từ Hàn Quốc hay Nhật Bản, theo nghiên cứu của Viện Thống nhất Hàn Quốc (KINU) có trụ sở tại thành phố Seoul.

{keywords}

Người Triều Tiên lựa chọn sản phẩm tại một khu mua sắm ở Bình Nhưỡng. Ảnh: Reuters

Trong khi đó, những người khác thực hiện phi vụ giao dịch trên thị trường không chính thức hoặc thiết lập các doanh nghiệp nhỏ.

Tại quầy thực phẩm của trung tâm mua sắm Kwangbok ở Bình Nhưỡng, những người giàu có thể chọn lựa các loại thực phẩm đa dạng như nước ép trái cây, socola và soda, theo Troy Collings, giám đốc hãng du lịch Young Pioneer Tours có trụ sở ở Trung Quốc.

"Người dân Triều Tiên không chỉ mua các loại thực phẩm cơ bản. Họ đang cân nhắc các yếu tố khác ngoài giá cả, bằng cách mua nước cam nhập khẩu thay vì sản phẩm địa phương”, Collings cho hay.

Uống cafe để "nâng tầm"

{keywords}

Nhân viên phục vụ tại một quán cafe ở trung tâm thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh: Reuters

Khu trung tâm thủ đô Bình Nhưỡng là nơi tọa lạc các cửa hiệu đắt tiền, một nhà hàng bán sushi và một quán cafe mở 24/24h. Khách nước ngoài ví nơi đây là “Pyonghattan” hay “Dubai”.

Lượng người tiêu dùng tăng nhanh không chỉ ở Bình Nhưỡng mà nhiều thành phố khác xa thủ đô. Một trong số đó là Pyongsong - nơi nhiều cư dân Triều Tiên có cuộc sống khấm khá nhờ buôn bán sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc.

Theo Choi Song Min, một người đã chuyển tới Hàn Quốc sinh sống, xu hướng uống cafe của những người giàu Triều Tiên xuất hiện từ năm ngoái.

"Để trông thật sành điệu, các Donju và những người trẻ như sinh viên đại học thường tới quán cafe để gặp gỡ mọi người", Choi nói.

(Theo Zing)