- Các nước phát triển mấy chục năm, thậm chí cả thế kỷ để chuyển sang giai đoạn dân số già, nhưng Việt Nam chỉ mất 20-22 năm.
Tại hội thảo quốc tế thích ứng với già hóa dân số diễn ra tại Hà Nội, Thứ trưởng Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết, già hóa dân số hiện là một trong những biến đổi nhân khẩu lớn nhất trên thế giới hiện nay.
Trung bình cứ 1 giây có 2 người bước vào tuổi 60 và cứ 9 người sẽ có 1 người trên 60 tuổi. Dự báo tỉ số này sẽ giảm xuống còn 5:1 vào năm 2050.
Hiện thế giới có khoảng 901 triệu người cao tuổi (năm 2015), chiếm 12,5% dân số, con số này sẽ tăng hơn 2 tỷ người vào năm 2050 (chiếm 22%), gây tác động rất lớn đến mọi hoạt động kinh tế và đời sống của các quốc gia.
Tốc độ già hoá dân số của Việt Nam nhanh gấp 3-5 lần so với các nước phát triển |
Tại Việt Nam, ông Nguyễn Văn Tân, Phó tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết, nước ta chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 với trên 10 triệu người cao tuổi, chiếm 11% dân số. Dự báo đến năm 2030, tỉ trọng người cao tuổi nước ta sẽ chiếm 17% và 20 năm sau sẽ là 25%.
Đáng lưu ý, tốc độ già hoá dân số của Việt Nam diễn ra quá nhanh. Trong khi các nước có nền kinh tế phát triển mất nhiều thập kỷ, chậm chí hàng thế kỷ để chuyển sang giai đoạn dân số già (nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên chiếm 20%) thì Việt Nam chỉ mất 20-22 năm.
Đơn cử như Pháp mất 100 năm, Thuỵ Điển 85 năm, Australia 73 năm, Mỹ 69 năm, Canada 65 năm...
“Già hóa dân số là đặc trưng của những nước thu nhập cao, không phải các nước thu nhập thấp. Việt Nam là một nước có thu nhập trung bình nhưng đã bước vào giai đoạn già hóa dân số với tốc độ rất nhanh”, ông Tân nói.
Đại diện Ngân hàng thế giới chia sẻ, hầu hết các nước bước vào già hoá dân số khi họ đã giàu trong khi thu nhập của Việt Nam vẫn đang ở mức thấp hơn nhiều. Nguyên nhân do tuổi thọ bình quân ngày càng tăng trong khi tỉ suất sinh và tỉ suất chết giảm.
Đây cũng là thách thức với hệ thống an sinh của Việt Nam, khi thống kê chỉ có 30% người cao tuổi được hưởng lương hưu, 70% không có trợ cấp gì, do vậy rất nhiều người già vẫn phải tự lao động kiếm sống.
Bên cạnh đó, người Việt sống thọ (73 tuổi) nhưng gánh nặng bệnh tật lớn, trung bình mỗi người cao tuổi đang phải chịu 15,3 năm bệnh tật, tạo ra gánh nặng bệnh tật kép khi mỗi người cao tuổi mắc 2,69 bệnh, chủ yếu các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, cao huyết áp, tim mạch...
Trong khi ngoài 49 khoa Lão khoa thuộc các bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các BV thuộc Bộ, ngành, nước ta chưa có hệ thống cơ sở chăm sóc dài hạn tập trung cho người cao tuổi.
Do đó các chuyên gia quốc tế khuyến nghị Việt Nam cần chuẩn bị tiềm lực kinh tế, phát triển an sinh xã hội, điều chỉnh chính sách để giảm nhẹ các tác động do già hoá dân số.
Đề xuất nới lỏng chính sách 2 con
Mức sinh tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... sau khi giảm quá sâu đã không hồi phục được. Do đó chuyên gia đề nghị Việt Nam nên nới lỏng chính sách 2 con.
Báo động mất cân bằng giới tính ở Việt Nam
Theo báo cáo của các cơ quan chuyên môn, hiện VN tiếp tục mất cân bằng giới tính khi sinh và dự báo sẽ để lại nhiều hệ lụy.
Gần 4,3 triệu đàn ông Việt Nam sắp 'ế' vợ
Dự báo đến năm 2050 khoảng 4,3 triệu đàn ông Việt Nam sẽ “ế” vợ. Trong khi đó, điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta chưa như Hàn Quốc, Trung Quốc để lấy cô dâu người nước ngoài
T.Hạnh