TIN BÀI KHÁC
Vợ em đang hưởng BHTN, sắp sinh con (ảnh minh họa) |
Luật sư tư vấn
Thứ nhất: Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Căn cứ theo Luật bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 tại Điều 28 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
Thứ hai, hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi đang hưởng chế độ thai sản:
Chế độ thai sản và thất nghiệp là 2 chế độ khác nhau, có thể hưởng cùng một lúc trong cùng 1 thời gian. Bạn hưởng thai sản tại BHXH huyện nơi cư trú và chốt sổ hưởng BHTN.
Điều 49 Luật việc làm quy định người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động; 2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
Thứ ba: Thủ tục hưởng chế độ thai sản khi nghỉ việc.
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 53, Nghị định 152/2006/NĐ-CP thì hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi sinh con của người lao động không còn quan hệ lao động, đã thôi việc trước thời điểm sinh con, gồm có:
- Sổ bảo hiểm xã hội.
- Bản sao Giấy chứng sinh hoặc bản sao Giấy khai sinh của con.
- Đơn xin hưởng chế độ thai sản (theo mẫu);
- Quyết định cho thôi việc.