Theo sử sách thì trước thiền sư Khuông Việt chưa có ai được phong Tăng thống tại Việt Nam.

Ai là quốc sư đầu tiên của nước Việt?

Ai là quốc sư đầu tiên của nước Việt?

Không chỉ là một nhà tu hành, vị quốc sư đầu tiên của nước Việt còn là một nhà chính trị, một nhà ngoại giao tài ba.


Dưới đây là đáp án trắc nghiệm "Ai là quốc sư đầu tiên của nước Việt?".

Ai là quốc sư đầu tiên của nước Việt?

- Thiền sư Vân Phong

- Thiền sư Pháp Thuận

- Thiền sư Khuông Việt – Chính xác. Theo sử sách thì trước thiền sư Khuông Việt chưa có ai được phong Tăng thống tại Việt Nam (lãnh đạo toàn bộ tăng chúng Phật giáo). Thiền sư Khuông Việt có tên tục là Ngô Chân Lưu - là cháu đích tôn của vua Ngô Quyền (thiền sư là con trai cả của Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập, và là anh của sứ quân Ngô Xương Xí). Có thuyết nói thiền sư sinh năm 930 tại làng Cát Lợi, phủ Thường Lạc, nay là xã Phục Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Theo truyền thuyết, khi Cao Biền sang nước ta, xây thành bên sông Tô Lịch, biết đất Cổ Pháp có khí đế vương, nên đã đào đứt con sông Điềm và những ao Phù Chẩn đến 19 chỗ để trấn yểm. Ai đã có công phá giải?

- Sư Viên Chiếu

- Sư La Quý - Chính xác. Theo sách Thiền Uyển tập Anh, chính Trưởng lão La Quý (thuộc thiền phái Diệt Hỷ), khi đã "đắc pháp", ông đã phát hiện được điều này và chính ông là người cho tiến hành lấp lại các điểm Cao Biền sai người đào, phá long mạch trước đây. Để long mạch được trở về như xưa, Trưởng lão La Quý đã trồng một cây bông gạo ở chùa Châu Minh để hàn long mạch nhằm trấn chỗ đứt. Cây gạo mà Trưởng lão La Quý trồng sau này gắn liền với giai thoại, sét đánh thành bài sấm truyền cho sự lên ngôi của Lý Công Uẩn.

- Sư Giác Hải

Vị tổ thứ 4 của Thiền phái Trúc Lâm là ai?

- Thiền sư Kim Sơn

- Thiền sư Đạo Viên

- Thiền sư Hải Lượng – Chính xác. Thiền sư Hải Lượng, tức Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803), viết Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh với ý muốn xây dựng thành kinh sách để thuyết pháp, trong đó nội dung thể hiện rõ sự kết hợp giữa Nho, Phật và Lão, nhằm kế tục Thiền phái Trúc Lâm đời Trần. Do vậy, người ta gọi ông là tổ thứ tư của Thiền phái Trúc Lâm. Ông đặt tên kinh này là Đại chân viên giác thanh. Kinh chia làm 24 chương nên cũng gọi là Nhị thập tứ chương kinh; mỗi chương là một thanh (Thanh là lời nói, thanh cũng là giáo lý), mỗi thanh gồm ba phần là Thanh dẫn, Chính văn và Thanh chú.

Người duy nhất vừa làm chúa, vừa đi tu là ai?

- Nguyễn Phúc Chu - Chính xác. Nguyễn Phúc Chu (1675- 1725), tự xưng là Quốc Chúa, sùng đạo Phật, lên chùa quy y với pháp danh là Thiên Túng đạo nhân; 34 năm cầm quyền cho quan quân mở đất suốt vùng Ninh Thuận, Bình Thuận và cả Nam Bộ ngày nay.

- Trịnh Sâm

- Nguyễn Phúc Tần

Có hai nhà sư đã diệt được cọp ngay giữa Sài Gòn. Các nhà sư này là…

- Hồng Ân và Trí Năng - Chính xác. Đại Nam nhất thống chí (Quốc sử quán triều Nguyễn) viết: "Mùa xuân năm Canh Dần 1770 đời vua Duệ Tông có con cọp dữ vào nhà người ở phía nam chợ Tân Kiểng, hai nhà sư Hồng Ân và Trí Năng đã diệt được cọp". Hồng Ân bị thương nặng nên cũng mất liền khi ấy. Người ở chợ Tân Kiểng cảm nghĩa đem xác Hồng Ân chôn tại chỗ đấy rồi xây tháp.

- Đạo Viên và Kim Sơn

- Đạt Mạn và Ngộ Xá

Phương Chi