Phân tích của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, việc xây dựng đập Xayaburi sẽ làm giảm lượng phù sa tải về hạ lưu, đe dọa trực tiếp tới đời sống của 20 triệu người dân ở đồng bằng sông Cửu Long và ảnh hưởng đến an ninh lương thực của khu vực và thế giới.
TIN LIÊN QUAN
Thông tin về việc Lào quyết định xây dựng đập thủy điện Xayaburi đã gây ra những quan ngại sâu rộng trong cộng động quốc tế. Các nhà khoa học cho rằng, việc xây dựng đập Xayaburi sẽ gây ra những tác động nhiều mặt đến đời sống và môi trường của cả lưu vực.
Dự án đập thủy điện Xayaburi là một trong 12 dự án đập thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông. Công trình này nằm hoàn toàn trên lãnh thổ của Lào, cách Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 1900 km, dài 810m, có công suất dự kiến là 1.260MW.
Dự án đã chính thức được Chính phủ Lào thông báo cho Ủy hội sông Mê Kông quốc tế vào tháng 10/2010 và đang trong giai đoạn tham vấn các nước liên quan là Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Theo quy định, thời gian tham vấn kéo dài 6 tháng và hạn cuối để các nước thể hiện quan điểm chính thức là 22/4/2011.
Trong buổi tọa đàm “Xayaburi và nguồn nước sông Mekong” do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Vusta) tổ chức chiều hôm qua, 18/4, các nhà khoa học cho rằng, việc xây dựng đập Xayaburi và 11 bậc thang khác trên dòng chính hạ lưu sông Mekong sẽ không mang lại bất cứ một lợi ích nào cho đồng bằng sông Cửu Long.
Các nhà khoa học cho rằng, tác động tiêu cực của Xayaburi ở mức độ nhất định có thể không lớn, nhưng việc xây dựng đập này sẽ là "phát đại bác khai hỏa" cho việc xây dựng toàn bộ 11 đập khác trên dòng chính Mekong ở phần hạ lưu vực.
Nếu 12 con đập trên dòng chính Mekong được xây dựng, đoạn sông dài 2.400 km ở hạ lưu (50% chiều dài Mekong) sẽ biến thành vùng hồ, lưu trữ lại phù sa. Do đó phù sa không thể xuống hạ lưu là châu thổ sông Mekong ở đồng bằng sông Cửu Long và biển Hồ của Campuchia.
Lượng phù sa hàng năm Mekong tải về hạ lưu là 160 – 165 triệu tấn. Con số này sẽ giảm còn 1/4, tương đương 42 triệu tấn khi 12 đập được xây dựng. Do vậy, đời sống của 20 triệu dân ở đồng bằng sông Cửu Long và các thế hệ tương lai sẽ bị đe dọa, ảnh hưởng đến an ninh lương thực của cả khu vực và thế giới.
Đồng thời, mất phù sa cũng là tác nhân khiến bờ biển phía Đông của đồng bằng sông Cửu Long và mũi Cà Mau bị sạt lở nghiêm trọng. Mất phù sa cũng làm cho ĐBSCL bị sụt lún và chìm rất nhanh dưới mực nước biển, cùng tác động của nước biển dâng do biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó, theo dự kiến thiết kế, Xayaburi và hơn một chục đập dự kiến khác là các đập dâng không điều tiết, tức là chỉ để phát điện, không có khả năng điều tiết lũ, không có tác dụng điều hòa nguồn nước cũng như cắt giảm lũ mùa mưa và tăng dòng chảy mùa khô.
Do vậy, việc xây dựng đập Xayaburi và 11 đập khác trên dòng chính sông Mê Kông sẽ dẫn tới tình trạng không đủ nguồn nước để ém phèn sẽ dẫn đến sự phèn hóa của diện tích khá lớn vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, tây nam sông Hậu.
Các chuyên gia môi trường cũng chỉ ra rằng, tác động từ việc xây đập Xayaburi cũng sẽ khiến đồng bằng sông Cửu Long mất từ 220.000 đến 440.000 tấn cá trắng di cư mỗi năm, tương đương 0,5 đến 1 tỷ USD. Bên cạnh đó cùng hàng loạt tác động khác như đất đai bị chai, mất cân bằng hệ sinh thái, nước ngọt bị xâm nhập mặn, nông dân ly hương.
Về phía Lào, các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, dù thu được 70% lợi ích về điện (2,6 tỷ USD mỗi năm) từ các đập thủy điện, nhưng Lào sẽ là quốc gia chịu nhiều hậu quả rủi ro do phát triển thủy điện.
Tại buổi tọa đàm hôm qua, các nhà khoa nhấn mạnh đến một giải pháp toàn diện về kinh tế để thuyết phục chính phủ Lào dừng hoặc hoãn công trình này lại 10 năm nữa, chờ nghiên cứu bổ sung theo các khuyến nghị của Ủy hội Sông Mekong, tránh những hậu quả lớn lao về sau.
Được biết, hôm nay, 19/4 đại diện Ủy ban sông Mekong của các nước Campuchia, Thái Lan, Việt Nam sẽ có một cuộc họp tại thủ đô Vientiane, Lào để chính thức đưa ra quan điểm của mình về việc xây dựng đập thủy điện Xayaburi của nước này.
Lê Văn (Tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN
Đập Xayaburi và trách nhiệm xã hội
Nên lùi 10 năm 'phát đại bác khai hỏa' Xayaburi
Đập Xayaburi: 'Cục pin châu Á' hay hạt giống xung đột?
Nên lùi 10 năm 'phát đại bác khai hỏa' Xayaburi
Đập Xayaburi: 'Cục pin châu Á' hay hạt giống xung đột?
Thông tin về việc Lào quyết định xây dựng đập thủy điện Xayaburi đã gây ra những quan ngại sâu rộng trong cộng động quốc tế. Các nhà khoa học cho rằng, việc xây dựng đập Xayaburi sẽ gây ra những tác động nhiều mặt đến đời sống và môi trường của cả lưu vực.
Dự án đập thủy điện Xayaburi là một trong 12 dự án đập thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông. Công trình này nằm hoàn toàn trên lãnh thổ của Lào, cách Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 1900 km, dài 810m, có công suất dự kiến là 1.260MW.
Vị trí xây dựng đập thủy điện Xayaburi. |
Dự án đã chính thức được Chính phủ Lào thông báo cho Ủy hội sông Mê Kông quốc tế vào tháng 10/2010 và đang trong giai đoạn tham vấn các nước liên quan là Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Theo quy định, thời gian tham vấn kéo dài 6 tháng và hạn cuối để các nước thể hiện quan điểm chính thức là 22/4/2011.
Trong buổi tọa đàm “Xayaburi và nguồn nước sông Mekong” do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Vusta) tổ chức chiều hôm qua, 18/4, các nhà khoa học cho rằng, việc xây dựng đập Xayaburi và 11 bậc thang khác trên dòng chính hạ lưu sông Mekong sẽ không mang lại bất cứ một lợi ích nào cho đồng bằng sông Cửu Long.
Các nhà khoa học cho rằng, tác động tiêu cực của Xayaburi ở mức độ nhất định có thể không lớn, nhưng việc xây dựng đập này sẽ là "phát đại bác khai hỏa" cho việc xây dựng toàn bộ 11 đập khác trên dòng chính Mekong ở phần hạ lưu vực.
Nếu 12 con đập trên dòng chính Mekong được xây dựng, đoạn sông dài 2.400 km ở hạ lưu (50% chiều dài Mekong) sẽ biến thành vùng hồ, lưu trữ lại phù sa. Do đó phù sa không thể xuống hạ lưu là châu thổ sông Mekong ở đồng bằng sông Cửu Long và biển Hồ của Campuchia.
Lượng phù sa hàng năm Mekong tải về hạ lưu là 160 – 165 triệu tấn. Con số này sẽ giảm còn 1/4, tương đương 42 triệu tấn khi 12 đập được xây dựng. Do vậy, đời sống của 20 triệu dân ở đồng bằng sông Cửu Long và các thế hệ tương lai sẽ bị đe dọa, ảnh hưởng đến an ninh lương thực của cả khu vực và thế giới.
Đồng thời, mất phù sa cũng là tác nhân khiến bờ biển phía Đông của đồng bằng sông Cửu Long và mũi Cà Mau bị sạt lở nghiêm trọng. Mất phù sa cũng làm cho ĐBSCL bị sụt lún và chìm rất nhanh dưới mực nước biển, cùng tác động của nước biển dâng do biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó, theo dự kiến thiết kế, Xayaburi và hơn một chục đập dự kiến khác là các đập dâng không điều tiết, tức là chỉ để phát điện, không có khả năng điều tiết lũ, không có tác dụng điều hòa nguồn nước cũng như cắt giảm lũ mùa mưa và tăng dòng chảy mùa khô.
Việc xây dựng đập Xayaburi sẽ tác động trực tiếp đến đời sống của 20 triệu người dân đồng bằng sông Cửu Long. |
Do vậy, việc xây dựng đập Xayaburi và 11 đập khác trên dòng chính sông Mê Kông sẽ dẫn tới tình trạng không đủ nguồn nước để ém phèn sẽ dẫn đến sự phèn hóa của diện tích khá lớn vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, tây nam sông Hậu.
Các chuyên gia môi trường cũng chỉ ra rằng, tác động từ việc xây đập Xayaburi cũng sẽ khiến đồng bằng sông Cửu Long mất từ 220.000 đến 440.000 tấn cá trắng di cư mỗi năm, tương đương 0,5 đến 1 tỷ USD. Bên cạnh đó cùng hàng loạt tác động khác như đất đai bị chai, mất cân bằng hệ sinh thái, nước ngọt bị xâm nhập mặn, nông dân ly hương.
Về phía Lào, các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, dù thu được 70% lợi ích về điện (2,6 tỷ USD mỗi năm) từ các đập thủy điện, nhưng Lào sẽ là quốc gia chịu nhiều hậu quả rủi ro do phát triển thủy điện.
Tại buổi tọa đàm hôm qua, các nhà khoa nhấn mạnh đến một giải pháp toàn diện về kinh tế để thuyết phục chính phủ Lào dừng hoặc hoãn công trình này lại 10 năm nữa, chờ nghiên cứu bổ sung theo các khuyến nghị của Ủy hội Sông Mekong, tránh những hậu quả lớn lao về sau.
Được biết, hôm nay, 19/4 đại diện Ủy ban sông Mekong của các nước Campuchia, Thái Lan, Việt Nam sẽ có một cuộc họp tại thủ đô Vientiane, Lào để chính thức đưa ra quan điểm của mình về việc xây dựng đập thủy điện Xayaburi của nước này.
Lê Văn (Tổng hợp)