Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, tính từ đầu năm đến hết ngày 15/2, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 56,12 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2019.
Về xuất khẩu, tổng trị giá xuất khẩu của cả nước đạt 27,86 tỷ USD, tăng 5,4% (tương ứng tăng 1,42 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2019.
Xuất khẩu của Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tính đến hết 15/2, tổng trị giá xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 18,52 tỷ USD, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 66,5% tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Trong lúc dịch bệnh, xuất khẩu vẫn tăng khá |
Liên quan đến tình hình nhập khẩu, Tổng cục Hải quan cho hay, đến hết 15/2, tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 28,27 tỷ USD, tăng1,3% so với cùng kỳ năm 2019.
Tuy nhiên, tốc độ tăng nhập khẩu cao hơn xuất khẩu nên Việt Nam nhập siêu 412 triệu USD.
Ngày 24/2, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh có công văn số 1182 gửi Bộ Giao thông vận tải về việc hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân tháo gỡ khó khăn, giải tỏa ách tắc trong hoạt động thương mại trước tình hình dịch bệnh COVID-19.
Theo đó, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các tỉnh biên giới phía Bắc bố trí lực lượng đơn vị chức năng phân luồng, phân tuyến tại đường bộ nhằm tạo điều kiện cho hàng hóa nông sản lưu thông, điều tiết tiến độ vận chuyển, giao hàng tại khu vực biên giới.
Đồng thời, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát các loại thuế, phí, có các giải pháp hỗ trợ giảm chi phí vận tải như: giảm giá BOT, phí cầu đường, bến bãi, phí lưu giữ phương tiện, thuế với nhiên liệu bay... làm việc với các hãng vận tải, hãng tàu nhằm giảm giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa, giảm phí dịch vụ tại cảng để giảm chi phí lưu thông hàng hóa, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp logistics.
H.Duy
Bước vào cuộc chơi 10 nghìn tỷ USD, 1 năm 2 tín hiệu trái chiều
Xuất khẩu sang các nước thành viên Hiệp định CPTPP tăng khá, song việc thu hút đầu tư từ các nước này lại không như ý, thậm chí giảm mạnh.