Ung thư lưỡi chủ yếu gặp ở nam giới trên 50 tuổi, gần đây, các bác sĩ đã gặp trường hợp bệnh nhân 40 tuổi đã mắc căn bệnh này. Theo thống kê của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, trên toàn thế giới hàng năm có khoảng 263.900 ca mới mắc và khoảng 128.000 trường hợp tử vong.
1. Dấu hiệu cần nghĩ ngay đến ung thư lưỡi sớm
-
Có dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi
0%
- Lưỡi có một điểm nổi phồng với sự thay đổi về màu sắc, niêm mạc trắng, xơ hóa
0%- Vết loét nhỏ, thậm chí có thể sờ thấy tổn thương chắc, rắn, không mềm mại như bình thường
0%- Tất cả ý kiến trên
0%Chính xácGiai đoạn đầu các triệu chứng thường không rõ ràng nên rất dễ bị bỏ qua. Thường người bệnh có cảm giác như có dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi, rất khó chịu nhưng qua đi nhanh.
Ngoài ra ở lưỡi có một điểm nổi phồng với sự thay đổi về màu sắc, niêm mạc trắng, xơ hóa hoặc tổn thương là vết loét nhỏ, nhiều người chủ quan, nghĩ vết loét này là nhiệt miệng, viêm niêm mạc lưỡi. Thậm chí, bệnh nhân có thể sờ thấy tổn thương chắc, rắn, không mềm mại như bình thường.
Khoảng 50% bệnh nhân có hạch ngay từ đầu. Hạch hay gặp là hạch dưới cằm, dưới hàm, cảnh cao. Khả năng di căn hạch vùng từ 15-75% tùy thuộc vào độ xâm lấn của u nguyên phát.
2. Khi phát ra toàn thân, ung thư lưỡi thường gây ra triệu chứng nào?
-
Đau khi ăn uống, đau kéo dài gây khó khăn khi nói, nuốt
0%
- Sốt, mệt mỏi
0%- Chảy máu vùng miệng, hơi thở có mùi
0%- Tất cả ý kiến trên
0%Chính xácỞ giai đoạn toàn phát, bệnh nhân thường được phát hiện do đau khi ăn uống, đau kéo dài gây khó khăn khi nói, nuốt.
Người bệnh có thể sốt do nhiễm khuẩn, không ăn được nên cơ thể suy sụp rất nhanh. Ngoài ra còn cảm thấy đau tăng lên khi nói, nhai và nhất là khi ăn thức ăn cay, nóng, đôi khi đau lan lên tai; tăng tiết nước bọt; chảy máu vùng miệng kèm theo hơi thở mùi khó chịu do tổn thương hoại tử gây ra.
Một số trường hợp gây khít hàm, cố định lưỡi khiến bệnh nhân nói và nuốt khó khăn.
Ở giai đoạn này xuất hiện ổ loét ở lưỡi, trên ổ loét phủ giả mạc dễ chảy máu, loét phát triển nhanh, lan rộng làm lưỡi bị hạn chế vận động, không di động được.
3. Rối loạn tiêu hóa là dấu hiệu của ung thư lưỡi giai đoạn cuối, đúng hay sai?
-
Đúng
0%
- Sai
0%Chính xácỞ giai đoạn cuối, ung thư lưỡi có thể gây:
Sút cân: Triệu chứng này xuất hiện khi tình trạng bệnh đã tiến đến bước khó trị.
Mệt mỏi: Biểu hiện này xảy ra thường xuyên và không có lý do, rất có thể bệnh ung thư lưỡi đang ở giai đoạn nặng.
Rối loạn tiêu hóa: Ăn nhanh no là một biểu hiện phổ biến ở bệnh ung thư lưỡi. Sau khi ăn xuất hiện tức bụng, xảy ra tình trạng đầy hơi, buồn nôn. Bụng trở nên căng, đại tiện thay đổi, trong phân có lẫn chất nhày.
Sốt: Triệu chứng này kéo dài vài tháng, làm cho bệnh nhân khó chịu và vô cùng mệt mỏi.
4. Ai bị ung thư lưỡi cũng có hạch ngay khi đi khám lần đầu?
-
Sai
0%
- Đúng
0%Chính xácKhoảng 40-50% các trường hợp có hạch ngay từ lần khám đầu tiên, trong đó 3/4 là hạch di căn. Hạch dưới cằm dưới hàm hay gặp, hiếm gặp các hạch cảnh giữa và dưới. Đa số tổn thương (80%) gặp ở bờ tự do của lưỡi, 10% gặp ở mặt dưới lưỡi, 8% gặp ở mặt trên lưỡi, 2% gặp ở đầu lưỡi.
5. Những yếu tố nguy cơ cao gây ung thư lưỡi?
-
Hút thuốc lá, rượu bia, nhai trầu
0%
- Ăn nhiều đồ chiên nướng, rau dưa muối chua
0%- Tình trạng vệ sinh răng miệng, chế độ dinh dưỡng, nhiễm vi sinh vật
0%Chính xácHầu hết các trường hợp người bệnh mắc ung thư lưỡi không tìm được nguyên nhân chính xác gây bệnh nhưng người ta cho rằng có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh bao gồm:
- Hút thuốc lá: nghiên cứu của Gehanno cho thấy nếu hút 15 điếu/ngày kéo dài 20 năm, nguy cơ mắc bệnh ung thư cao gấp 5 lần so với người không hút.
- Rượu: nếu hút thuốc và uống rượu thì nguy cơ mắc ung thư đầu mặt cổ tăng lên 10-15 lần.
- Nhai trầu: là yếu tố nguy cơ trong ung thư khoang miệng. Người nhai trầu có nguy cơ mắc cao gấp 4-35 lần so với người không nhai trầu.
- Tình trạng vệ sinh răng miệng: vệ sinh răng miệng kém, hàm răng giả không tốt, răng mẻ kích thích lâu ngày đưa đến dị sản và ung thư, nhiễm vi sinh vật.
- Chế độ dinh dưỡng: chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin A, E, D, sắt, hoa quả cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư khoang miệng.
6. Chẩn đoán ung thư lưỡi chỉ cần dựa vào triệu chứng?
-
Đúng
0%
- Sai
0%Chính xácUng thư lưỡi được chẩn đoán dựa vào các triệu chứng trên nhưng quan trọng nhất là sinh thiết u để có thể xác định chính xác.
Ngoài ra người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm khác để chẩn đoán giai đoạn bệnh như xét nghiệm tế bào học tại hạch cổ, chụp X-quang xương hàm dưới, X-quang tim phổi, chụp cắt lớp vi tính lồng ngực, cộng hưởng từ sọ não, xạ hình xương, PET/CT... để đánh giá tình trạng di căn.
7. Virus nào thường gây ra ung thư lưỡi?
-
Virus HPV (Human papilloma virus - u nhú ở người)
0%
- Viêm gan B
0%- Herpes zoster
0%Chính xácNhiễm virus HPV, đặc biệt là type 2, 11, 16 đã được chứng minh là thấy nhiều trong những bệnh nhân bị ung thư khoang miệng.
8. Phẫu thuật là phương pháp duy nhất điều trị ung thư lưỡi đạt hiệu quả tối đa?
-
Đúng
0%
- Sai
0%Chính xácĐáng lo ngại là đa số bệnh nhân ung thư lưỡi đến khám và phát hiện khi các tổn thương đã lan rộng, phải phẫu thuật triệt căn (cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ lưỡi, tùy vị trí và kích thước khối u).
Ở giai đoạn sớm có thể điều trị triệt căn bằng phẫu thuật, ở giai đoạn muộn hơn cần phải kết hợp điều trị phẫu thuật, xạ trị và hóa trị nhằm kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
Trong một số trường hợp ở giai đoạn muộn khi có chảy máu nhiều tại u phải phẫu thuật thắt động mạch cảnh ngoài để cầm máu.
Tuy nhiên, ngoài phẫu thuật còn có phương pháp xạ trị, hóa chất điều trị ung thư lưỡi.
9. Tác dụng phụ của xạ trị trong điều trị ung thư lưỡi?
-
Khô, viêm miệng
0%
- Sạm da, cháy da, loét da
0%- Khít hàm
0%- Tất cả ý kiến trên
0%Chính xácBệnh nhân ung thư lưỡi có thể xạ trị đơn thuần trong các trường hợp giai đoạn muộn không còn chỉ định phẫu thuật, hoặc xạ trị triệt căn trong trường hợp giai đoạn sớm.
Xạ trị cũng có thể dùng sau phẫu thuật nhằm diệt nốt những tế bào ung thư còn sót lại. Ngoài ra, có thể xạ trị tại chỗ bằng cách dùng nguồn phóng xạ đặt hoặc cắm vào tổn thương ung thư tại lưỡi nhằm tiêu diệt tổn thương.
Xạ trị đóng vai trò điều trị triệt căn hoặc bổ trợ trong điều trị bệnh ung thư lưỡi, tuy nhiên nó cũng gây ra một số tác dụng phụ như khô miệng, viêm miệng, sạm da, cháy da, loét da, khít hàm.
10. Đa hóa trị tốt hơn hay đơn hóa trị trong điều trị ung thư lưỡi?
-
Đa hóa trị tốt hơn
0%
- Đơn hóa trị tốt hơn
0%Chính xácBệnh nhân ung thư lưỡi có thể dùng đường toàn thân hoặc đường động mạch lưỡi, có thể đơn hóa trị hoặc phối hợp đa hóa trị. Các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng đa hóa trị cho kết quả đáp ứng tốt hơn đơn hóa trị.
Hóa trị tân bổ trợ là hóa trị trước phẫu thuật hoặc xạ trị nhằm mục đích thu nhỏ tổn thương để phẫu thuật và xạ trị thuận lợi hơn.
Hóa trị bổ trợ trước đem lại tỷ lệ đáp ứng tại chỗ cao (75-85%), nâng cao khả năng dung nạp thuốc cho người bệnh, giảm tỷ lệ kháng thuốc và ngăn ngừa di căn xa xuất hiện sớm. Hóa trị liệu trước phẫu thuật thường áp dụng cho ung thư đầu mặt cổ giai đoạn muộn.
- Đơn hóa trị tốt hơn
- Sạm da, cháy da, loét da
- Sai
- Viêm gan B
- Sai
- Ăn nhiều đồ chiên nướng, rau dưa muối chua
- Đúng
- Sai
- Sốt, mệt mỏi
- Lưỡi có một điểm nổi phồng với sự thay đổi về màu sắc, niêm mạc trắng, xơ hóa