- Tôi phải chờ đến gần một giờ mới “chen lấn” mua được một chiếc vé xe điện lên tham quan. Thỉnh thoảng lại phải sờ ra túi quần sau và hai bên thử xem mình có còn tiền hoặc điện thoại không hay lại bị móc túi rồi?
TIN BÀI KHÁC:
Rất lâu rồi tôi mới ra miền Bắc vào dịp đầu xuân. Người miền Bắc luôn coi việc đi chùa đầu năm như là một nét văn hóa tinh thần không thể thiếu trong đời sống của họ. Những ngôi chùa ở đây dù lớn hay bé đều có một vai trò rất quan trọng trong tín ngưỡng tâm linh của mỗi người.
Nhưng các nhà quản lý hiện nay vẫn chưa có phương án giảm tải cho các di tích vào mỗi dịp đầu năm. Giảm tải ở đây không phải là hạn chế du khách đến di tích mà muốn xây dựng một cách khoa học và hợp lý phương án khai thác hiệu quả tránh hiện tượng ùn tắc, chen lấn, xô đẩy trước và trong đền chùa. Tuy nhiên, điều này lỗi không hẳn do ban quản lý mà ý thức của mỗi người dân mới là điều quan trọng. Nhiều người vẫn không hiểu được ý nghĩa của việc đi chùa đầu năm.
Sau đây là một vài hình ảnh mà tôi ghi lại được nhân dịp ra Bắc đi chùa:
Hiện tượng chen lấn xô đẩy để mua vé xe điện lên chùa |
Mua được vé cứ nghĩ mình sẽ lên xe điện một cách nhẹ nhàng và ngon lành nhưng tôi thật sự bất ngờ bởi sự bát nháo trước cảnh tượng tranh nhau trèo lên xe - chẳng khác nào ở các bến xe dù. Tại sao không in hẳn lên vé là du khách sẽ đi xe điện số mấy. Cứ như vậy thì thì du khách làm sao có thể tranh dành lên xe như thế được.
Tranh nhau lên xe điện chẳng khác nào xe dù |
Đây rõ ràng là người dân chưa hiểu được ý nghĩa của việc quyên góp từ thiện cho nhà chùa. Các vị la hán ở đây đang ngồi thiền chứ đâu phải ngồi chìa tay ra để xin tiền dân chúng đâu? Tại sao chúng ta lại không hiểu điều này. Tiền bỏ không đúng chỗ, rơi vãi lung tung có phải là lãng phí không. Tôi thiết nghĩ nhà chùa nên để một vài biển hiệu ở khu vực này với nội dung chẳng hạn như du khách hảo tâm có thể bỏ tiền vào hòm công đức không bỏ tiền lên các pho tượng.
Bỏ tiền từ thiện không đúng chỗ |
Ăn uống rồi xả rác bừa bãi |
Phan Duy Thắng