- Từ chiều qua và sáng nay ở phố cổ, đông đảo người dân đã chuẩn bị đồ lễ, mâm cỗ tiễn ông táo về trời. Với họ, đây là dịp để bày tỏ tấm lòng thành kính với “vua bếp” trong năm qua và cầu mong “vua bếp” báo cáo những điều tốt đẹp lên Ngọc Hoàng.

 

Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hằng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.

 

{keywords}

Mâm cỗ cúng ông Táo của một gia đình phường Hàng Buồm

Theo hầu hết người dân, vì Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện hay, dở, tốt, xấu của mọi người, cho nên để Táo Quân phù hộ cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, họ thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất trọng thể.

Theo ghi nhận của PV VietNamNet, từ chiều qua 10/2 và sáng nay 11/2 (tức 23 tháng Chạp), trên khắp các con phố của thủ đô Hà Nội, người dân đang chuẩn bị đồ lễ, làm mâm cỗ, thắp hương, thả cá chép…để tiễn ông Táo về trời.

 

{keywords}

Bác Nguyễn Văn Thịnh ở ngõ Phất Lộc, (Hàng Buồm, Hoàn Kiếm) chia sẻ: “Lễ ông Công, ông Táo là ngày vô cùng quan trọng của người Việt nên phải chuẩn bị tươm tất và đầy đủ các món.

 

Lễ vật cúng Táo được các gia đình chuẩn bị gồm mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính một số gia đình chọn làm lễ mặn với xôi gà, chân giò, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo Quân.

Đối với những gia đình có trẻ con, ngoài những lễ vật theo truyền thống thì họ có thêm một con gà luộc nữa. Gà luộc là loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo Quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí.

 

{keywords}

Mâm cỗ cúng ông Táo của một gia đình khác ở phố Hàng Mã

Là một gia đình Hà Nội gốc, bác Nguyễn Văn Thịnh ở ngõ Phất Lộc (Hàng Buồm, Hoàn Kiếm) chia sẻ: “Lễ ông Công, ông Táo là ngày vô cùng quan trọng của người Việt. Năm nào vào ngày này, gia đình tôi cũng làm cơm cúng đầy đủ. Sau khi cúng thì tiến hành đốt lễ và ra sông Hồng để thả cá chép”.

“Cả năm ông Công, ông Táo mới về chầu trời 1 lần nên đồ cúng và lễ tiễn ông Táo phải đàng hoàng vì vậy mà sáng nay tôi phải dậy thật sớm để đồ xôi, làm gà, còn vàng mã, lễ vật, cá chép thì mua sáng hôm qua rồi”, chị Ngọc Giang ở phố Hàng Mã cho biết.

 

{keywords}

Gia đình anh Tuyến cho rằng, mâm cỗ cũng ông Táo phải thật tươm tất và cúng vào buổi sáng

Còn anh Ngọc Linh ở Mã Mây thì hồ hởi: “Vì quanh năm ở trong bếp nên Táo quân biết hết mọi chuyện hay dở, tốt xấu của mọi người. Vì thế, để Táo Quân “phù hộ” nhiều điều may mắn trong năm mới, gia đình tôi thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất cẩn thận với mâm cỗ mặn, bánh kẹo, trầu cau, rượu trắng, hương, đèn, nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi và đặc biệt không thể thiếu hai mũ cánh chuồn cho Táo Ông và một mũ không có cánh chuồn cho Táo Bà, ba cái áo bằng giấy, cá chép giấy để làm phương tiện cho ông Táo lên chầu trời. Trên Thiên đình, ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới”.

 

{keywords}

Bàn thờ của một gia đình khác ở ngõ Phất Lộc, Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, (Hà Nội).

Bên cạnh một số gia đình chuẩn bị tươm tất, long trọng cho mâm cỗ tiễn Táo Quân của mình thì nhiều gia đình lại giản lược đi và chỉ cúng bằng đĩa xôi, hoa quả.

Chị Thanh Nga ở phường Hàng Buồm quan niệm: “Lễ cúng ông Công, ông Táo không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy, ê hề thịt cá mà chỉ cần cái tâm. Kể cả cúng vàng mã cũng vậy, không cần thiết bởi việc lạm dụng đốt nhiều vàng mã rồi đem thả ở các sông, hồ sẽ lãng phí tiền bạc”,

 

{keywords}

Mâm cỗ giản lược của gia đình chị Nga

Ngoài việc chuẩn bị những mâm cỗ cúng thì nhiều gia đình khác ở khu phố cổ Hà Nội còn tì tựu về những địa điểm như hồ Hoàn Kiếm, sông Hồng để thả cá chép. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến cho một số sông, hồ lớn ở Hà Nội những ngày này ngập ngụa rác thải.

Dưới đây là một số hình ảnh:

 

{keywords}

Mâm cỗ cúng ngày 23 tháng Chạp không thể thiếu gà luộc, đĩa xôi, chả giò, canh măng. Đây là các món cổ truyền thường được sử dụng để cúng ông Công ông Táo

 

{keywords}

Mâm cỗ của gia đình này có thêm những món thanh đạm

{keywords}

Một gia đình khác chọn cách cúng giản lược, mâm cỗ cún có ông Táo chỉ có đĩa xôi, 3 bát chè.

{keywords}

Canh mọc cũng được sử dụng trên mâm cỗ cúng

{keywords}

Ngoài sử dụng xôi, bánh chưng thì một gia đình khác cũng sử dụng cả cơm trắng trong mâm cỗ cúng của mình.

{keywords}

Gia đình này cúng ông Táo ngay tại bếp ăn

{keywords} 

Vì ở trong ngõ chật chội nên gia đình này đem đồ lễ ra lề đường để đốt tiễn ông Táo về trời

{keywords}

Nhiều cảnh đốt lễ ở khắp nơi

{keywords}

Thả cá chép để tiễn ông Táo về trời

Bài cúng ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Bài cúng ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Theo tục lệ, ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình Việt thường làm lễ tiễn ông Công ông Táo về trời. Bên cạnh những lễ vật, mâm cỗ, các gia đình cũng cần quan tâm tới văn khấn.

'Nhiều người Việt đang hiểu sai về cúng Táo quân'

'Nhiều người Việt đang hiểu sai về cúng Táo quân'

"Phong tục thờ cúng Táo quân của dân tộc ta là một tín ngưỡng văn hóa dân gian, chứa đựng những truyền thống tốt đẹp. Nhưng ngày nay, truyền thống này đang bị hiểu sai hay nói đúng hơn là bị biến tướng"...

Gợi ý mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 2018

Gợi ý mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 2018

Ngày 23 tháng Chạp (ngày 23/12 âm lịch) hàng năm, các gia đình người Việt thường làm mâm cơm nhỏ, tiễn Táo quân lên thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ của gia chủ.

Hạnh Thúy