Tôi làm bên thi hành án, hiện đang giải quyết một việc như sau. Một người lấy chồng Hàn Quốc và có khả năng xuất cảnh để trốn nghĩa vụ thi hành án tại Việt Nam. Tôi làm đơn đề nghị trường hợp này cấm chưa cho xuất cảnh. Vậy từ khi nhận đơn của tôi thì trong bao lâu sẽ giải quyết?

Luật sư trả lời:

Điều 51 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định về việc xuất cảnh của người phải thi hành án như sau:

Điều 51. Việc xuất cảnh của người phải thi hành án

1. Đối với cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định thì quy định về tạm hoãn xuất cảnh được áp dụng đối với người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Đối với người phải thi hành án đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định về tiền, tài sản mà thuộc một trong các trường hợp sau thì có thể không bị xem xét tạm hoãn xuất cảnh:

a) Có đủ tài sản để thực hiện nghĩa vụ và đã ủy quyền cho người khác thay mặt họ giải quyết việc thi hành án liên quan đến tài sản đó; việc ủy quyền phải có công chứng và không được hủy ngang.

b) Đã ủy quyền cho người khác mà người được ủy quyền có đủ tài sản và cam kết thi hành thay nghĩa vụ của người ủy quyền; việc ủy quyền phải có công chứng và không được hủy ngang.

c) Có sự đồng ý của người được thi hành án;

d) Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án mà không có căn cứ chấp nhận yêu cầu thi hành án quá hạn;

đ) Là người nước ngoài phạm tội ít nghiêm trọng đang bị bệnh hiểm nghèo hoặc không có tài sản, thu nhập tại Việt Nam, có đơn cam kết thực hiện nghĩa vụ sau khi về nước.

{keywords}
Đề nghị ngăn chặn cấm xuất cảnh khi yêu cầu thi hành án

Đơn cam kết phải có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam của nước mà người đó có quốc tịch về việc đôn đốc người đó thực hiện nghĩa vụ thi hành khoản thu, nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam;

e) Có văn bản của cơ quan Công an hoặc cơ quan đại diện ngoại giao đề nghị cho xuất cảnh trong trường hợp cá nhân là người phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đang bị bệnh hiểm nghèo hoặc không có tài sản, thu nhập tại Việt Nam nhưng không được người được thi hành án cho xuất cảnh hoặc không xác định được địa chỉ của người được thi hành án hoặc người được thi hành án là người nước ngoài đã về nước và các trường hợp đặc biệt khác. Việc xuất cảnh trong trường hợp này do Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định.

Nghị định 136/2007/NĐ-CP về xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam quy định:

Điều 21. Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.

2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.

3. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.

4. Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.

5. Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.

6. Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

7. Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.

Điều 22.

1. Thẩm quyền quyết định chưa cho công dân Việt Nam xuất cảnh :

a) Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án hoặc cơ quan thi hành án các cấp quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 21 Nghị định này.

Trong trường hợp của bạn, người phải thi hành án đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, do vậy sẽ không đủ điều kiện xuất cảnh theo khoản 3 điều 21 Nghị định 136/2017/NĐ-CP. Khi nhận thấy người phải thi hành án có khả năng xuất cảnh để trốn tránh nghĩa vụ, người được thi hành án cần làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành ngăn chặn việc xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ phải thi hành án. Trong đơn yêu cầu cần nêu rõ lý do và cơ sở về việc người phải thi hành án có ý định xuất cảnh. Sau khi nhận được đơn yêu cầu, cơ quan thi hành án sẽ xem xét xác minh, nếu đủ điều kiện sẽ ra Quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với người phải thi hành án. Về thời hạn giải quyết đơn yêu cầu, pháp luật không có quy định cụ thể. Bạn có thể làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án ra Quyết định tạm hoãn xuất cảnh để đảm bảo việc thi hành án, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.

Về việc xác minh điều kiện thi hành án, Luật thi hành án 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định:

Điều 44. Xác minh điều kiện thi hành án

1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên tiến hành xác minh; trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải tiến hành xác minh ngay.

Như vậy, việc xác minh điều kiện thi hành án là nghĩa vụ của Chấp hành viên, trong trường hợp hết thời hạn quy định mà Chấp hành viên không tiến hành xác minh, bạn có thể làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án tiến hành xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành để đảm bảo quyền và lợi ích của bạn.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An,Thanh Xuân

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Mẹ chơi hụi vỡ nợ, con trai có phải trả nợ?

Mẹ chơi hụi vỡ nợ, con trai có phải trả nợ?

Thưa luật sư! Cô của tôi bị vỡ hụi khoảng hơn 20 tỉ đồng, bây giờ không còn khả năng chi trả vì số tiền quá lớn. Vậy cô tôi có thể phải chịu hình phạt ra sao?