- Sau khi phổ điểm môn Toán của kỳ thi THPT quốc gia 2018 được công bố, nhiều giáo viên cho biết, kết quả này không mấy bất ngờ so với nhận định trước đó. 

Năm nay, cả nước có 2 điểm 10 môn Toán. Số điểm trung bình của môn học này là 4.86 điểm. Bên cạnh đó, tỉ lệ học sinh dưới điểm trung bình ở mức cao.

So sánh 2 năm 2017 và 2018, có thể thấy rõ sự khác biệt ở mức điểm loại giỏi (từ 8 trở lên).

Năm 2017, số bài thi từ 8 trở lên là hơn 93.000 em, chiếm gần 11% số lượng thí sinh dự thi.

Năm 2018, con số này là 11.286, chỉ chiếm 1,23%.

Những kết quả khác nhau này khiến nhiều giáo viên thắc mắc về độ đạt chuẩn của đề thi.

{keywords}
Kết quả bài thi môn Toán kỳ thi quốc gia năm 2017 và 2018

Ông Lê Đắc Vĩnh từng có kinh nghiệm giảng dạy môn học này 40 năm tại Trường ĐH Nông nghiệp, 12 năm tại Trường ĐH Thăng Long và 20 năm giảng dạy tại khối chuyên Lý và Chuyên Sinh của Trường ĐH Tổng hợp cũ – nay là Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, thuộc ĐHQG Hà Nội.

Ông nhìn nhận, nếu bỏ qua mục đích “2 trong 1" thì đề thi năm 2017 phù hợp với hình thức trắc nghiệm hơn. Năm nay, số học sinh đạt điểm điểm 9 -10 chỉ chiếm 0,06%. Con số rơi vào rất hiếm như vậy chứng tỏ đề chưa thực sự chuẩn.

“Theo học bạ, 95% học sinh có điểm môn Toán đạt trên trung bình. Với lực học này, học sinh hoàn toàn có thể làm được 25 câu trong đề thi. Như vậy có nghĩa về mặt cơ bản, phải có 95% thí sinh đạt từ 5 điểm trở lên chứ không chỉ xấp xỉ 50% như thực tế”

Ông Vĩnh nhìn nhận hình thức thi trắc nghiệm chỉ phục vụ được một mục đích của kỳ thi.

{keywords}
Số bài thi đạt 8 điểm trở lên của 2 năm

Ngược lại, bà Hoàng Lê, một nhà báo tự do (trước đây từng là học sinh khối phổ thông chuyên Toán Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) thì nhìn nhận với một kỳ thi 2 mục đích - nhất là với mục đích xét tuyển đại học vẫn còn khá quan trọng -  thì không nên có quá nhiều điểm 10, bởi càng ít, thì những điểm 10 đó có sức thuyết phục lớn.

Nhìn lại năm trước, bà cho rằng hiện tượng có gần 300 bài thi môn Toán, hay khi xét tuyển đại học, có thí sinh đạt 29,25 điểm vẫn trượt ĐH (Trường ĐH Y Hà Nội) có thể nói là một thất bại của việc ra đề - nếu xét ở góc độ xét tuyển.

Ở góc độ "xét công nhận tốt nghiệp trình độ phổ thông", một thầy giáo có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy môn Toán tại một trường ở quận Tân Bình (TP.HCM) nhìn nhận về đề thi năm 2018:

“Đề thi mà số lượng học sinh đạt từ điểm 8 trở lên chỉ chiếm khoảng 1,2%, rất nhiều học sinh làm bài theo kiểu đánh lụi thì chưa hợp lý".

Một đề thi chuẩn với học sinh giỏi phải giải quyết được hết mà không nhờ đến yếu tố may rủi. Tuy nhiên như đề thi năm nay, dù học sinh đạt điểm 10 môn Toán vẫn cần đến sự may mắn ở 5 câu cuối thì tôi cho rằng đề ra như thế chưa thực sự phù hợp”.

Theo thầy giáo này, đề thi năm nay không chỉ dài và khó, học sinh còn phải làm trong khoảng thời gian hạn hẹp. Đề mang hình thức trắc nghiệm nhưng có những nội dung của câu hỏi tự luận sẽ khiến thí sinh không đủ thời gian tư duy.

Tuy nhiên, ngoài mức độ khó dễ của đề thi, năng lực của học sinh cũng là nguyên do khiến phổ điểm Toán năm nay ở mức thấp.

“Học sinh  hiện nay thường chú trọng đến việc luyện bấm máy, học mẹo hơn là ôn luyện thực chất. Do vậy, nhiều công thức hay định nghĩa logic sơ đẳng để suy ra điều đó có em còn không nắm rõ”.

Trong khi đó, thực tế đề thi vừa qua cho thấy, những câu đòi hỏi cần đến việc sử dụng kỹ năng bấm máy không nhiều. Các câu hỏi khó đều cần cự suy luận và không phải ai cũng đủ khả năng làm. Do vậy không tránh khỏi việc tô kết quả hên xui, dự đoán.

“Học trò thường ỉ lại việc thi trắc nghiệm nên không chú trọng lý thuyết. Do vậy, trong quá trình dạy tôi thường yêu cầu học trò nắm chắc lý thuyết. Tuy nhiên, có nhiều em tham gia các lò luyện thi thường được dạy theo hướng học mẹo, chọn nhanh đáp án. Điều này khiến các em đang luyện bấm máy nhiều hơn luyện tư duy”.

Thầy giáo này cũng cho rằng, nếu là đề tự luận, khi người học đạt điểm cao có thể khẳng định chắc chắn học sinh đó hiểu bài vì tư duy và kỹ năng đã thể hiện trong lời giải.

TS Đỗ Thị Ngọc Quyên, chuyên gia độc lập về khảo thí và đánh giá giáo dục nhận định sơ bộ về kết quả thi THPT quốc gia năm 2018: Môn Toán, Lý, Hoá có phổ điểm phù hợp để tuyển sinh đại học"

 

"Trong các môn còn lại, môn Toán, Lý, Hoá có phổ điểm phù hợp để tuyển sinh đại học do phân bố điểm tương đối chuẩn, cho phép dễ dàng phân loại thí sinh để tuyển sinh.

Trong các môn này, môn Lý và Hóa có độ phân loại tốt hơn Toán. Cũng có thể xếp trong nhóm này là hai môn Địa và Văn.

Tuy nhiên khi rất phù hợp cho thi đại học đồng nghĩa với việc không thực sự phù hợp cho thi tốt nghiệp. Những bài thi này có tới xấp xỉ 50% thí sinh dưới điểm trung bình (5), tức là không đạt yêu cầu của môn học trong chương trình phổ thông, nhưng phần lớn vẫn tốt nghiệp. Hơn nữa, con số 50% không đạt này, nếu chính xác, có thể là biểu hiện của rất nhiều vấn đề về chất lượng giảng dạy, nên cần phải xem xét thận trọng. 

Lưu ý rằng đây chỉ là nhận định sơ bộ, mà không kết luận cụ thể gì về đề thi bởi để đánh giá đề thi còn cần nhiều số liệu và cần phân tích từng câu hỏi thi trong từng mã đề thi một cách kỹ lưỡng.

Xem ý kiến đầy đủ TẠI ĐÂY

 

 

Nguyễn Thảo – Thúy Nga

Nam sinh có điểm thi khối A cao nhất cả nước chỉ học trường làng

Nam sinh có điểm thi khối A cao nhất cả nước chỉ học trường làng

Sau khi có điểm thi THPT quốc gia năm 2018, em Vương Xuân Hoàng (tỉnh Bắc Ninh) trở thành thí sinh có tổng điểm 3 môn khối A cao nhất cả nước với 29,05 điểm (Toán 9,8; Vật Lý 9,5 và Hóa học 9,75).

Điểm trung bình của các khối xét tuyển đại học hầu hết là 15

Điểm trung bình của các khối xét tuyển đại học hầu hết là 15

Bộ GD-ĐT vừa công bố phổ điểm theo khối thi THPT quốc gia 2018. Phân tích phổ điểm của các thí sinh đăng ký xét tuyển vào đại học, cao đẳng.

Gặp thí sinh có điểm thi khối B cao nhất cả nước

Gặp thí sinh có điểm thi khối B cao nhất cả nước

Sau khi biết điểm THPT quốc gia năm 2018, em Lê Bá Hoàng (lớp 12 Toán Trường THPT chuyên Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ) đạt được tổng điểm 3 môn khối B lên đến 29.55 và trở thành thí sinh có điểm thi cao nhất tỉnh Phú Thọ.

10 thí sinh có điểm thi khối A năm 2018 cao nhất cả nước

10 thí sinh có điểm thi khối A năm 2018 cao nhất cả nước

Theo thống kê từ Bộ GD-ĐT, em Vương Xuân Hoàng (tỉnh Bắc Ninh) là thí sinh có tổng điểm 3 môn khối A cao nhất cả nước với 29,05 điểm (Toán 9,8; Vật Lý 9,5 và Hóa học 9,75).