Dự thảo nêu rõ, công chứng viên thực hiện nhiệm vụ của công chứng viên theo quy định của Luật Công chứng.

Ngoài ra, công chứng viên chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản, đề án, chương trình, kế hoạch công chứng trong phạm vi địa phương; tham gia xây dựng các văn bản, đề án, chương trình, kế hoạch công chứng được phân công. 

Công chứng viên cũng đồng thời, tham gia, phối hợp với các phòng chuyên môn, đơn vị thuộc Sở thanh tra, kiểm tra công tác công chứng, chứng thực của các tổ chức hành nghề công chứng và ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn theo sự phân công.

Ảnh chụp Màn hình 2024 07 15 lúc 09.51.27.png
Đề xuất tiêu chuẩn chức danh công chứng viên. Ảnh: Tư liệu 

Về tiêu chuẩn của công chứng viên, dự thảo nêu rõ phải thực hiện theo các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của viên chức ngành Tư pháp; thực hiện theo các quy định, quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.

Về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh nghề nghiệp công chứng viên, dự thảo cũng nêu rõ, công chứng viên có bằng cử nhân luật, tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng, có giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.

Đối với năng lực chuyên môn, nghiệp vụ công chứng viên phải có khả năng vận dụng các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực công chứng; có năng lực hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ về công chứng.

Bên cạnh đó, công chứng viên có khả năng nghiên cứu, tổng hợp, phân tích, đánh giá, thuyết phục, tổ chức triển khai công việc và giải quyết các vấn đề phát sinh, xử lý các tình huống thuộc lĩnh vực công chứng. Có kỹ năng phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan khi thực hiện nhiệm vụ công chứng.

Theo thống kê, hiện cả nước có 313 công chứng viên đang hành nghề tại các phòng công chứng; 214 đấu giá viên đang hành nghề tại các trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản thuộc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.