Khác với sự thiếu hụt của các đơn hàng trong năm 2020, năm nay nhiều doanh nghiệp dệt may đang quay lại guồng sản xuất khi đơn hàng tăng trở lại. Do đó, doanh nghiệp đang tận dụng lượng đơn hàng đang có xu hướng nhiều lên để tập trung sản xuất tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.

{keywords}
Dệt may đủ đơn hàng, tín hiệu khởi sắc cuối năm 2021


Ngành dệt may có gần 3 triệu lao động đang làm việc, tập trung người thành dây chuyền trong bối cảnh dịch Covid 19 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp. Do đó, đảm bảo an toàn đối với người lao động cũng lànhằm đảm bảo chuỗi sản xuất không bị gián đoạn.

Nếu doanh nghiệp thực hiện biện pháp giãn cách, cách ly không làm việc từ 14 đến 21 ngày bằng 7% tổng thời gian sản xuất cả năm. Hệ quả là doanh nghiệp mất thu nhập liên tục, người lao động không có việc dấn tới nguy cơ nhà xưởng phải đóng cửa.

Vì vậy, mới đây, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã kiến nghị Chính phủ và Bộ Y tế ưu tiên cho các doanh nghiệp được mua vắc xin tiêm cho người lao động theo chủ trương xã hội hóa đẩy nhanh quá trình miễn dịch cộng đồng. Khi ấy, những ngành tập trung nhiều lao động như dệt may mới bớt thấp thỏm và tập trung sản xuất.

Ông Thân Đức Việt – Tổng Giám đốc Công ty May 10 chia sẻ: “Tổng Công ty May 10 của chúng tôi nói riêng thì luôn luôn có một nỗi lo do đặc thù sử dụng nhiều lao động và trải dài thì chúng tôi luôn coi cái mục tiêu an toàn cho việc phòng chống Covid 19 lại là mục tiêu số 1, sau đó thì mới phát triển kinh tế thì chúng tôi đã kích hoạt lại toàn bộ hệ thống phòng chống dịch bệnh, thực hiện nghiêm túc 5K như là: Đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, khai báo y tế… Tất cả các biện pháp đó là những biện pháp mà chúng tôi thực hiện thường xuyên và triệt để để với một mong muốn tốt nhất là ở May 10 chúng tôi sẽ không có những ca nhiễm xảy ra.”

Năm 2020, công ty May 10 bị chặt đứt cả nguồn cung lẫn cầu; 90% sản phầm xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, đối tác dừng đơn hàngvốn bị đọng bởi nguyên liệu. Đến Quý II năm 2020, May 10 phải ngừng sản xuất nhưng năm nay May 10 lại có nhiều điều bất ngờ khi có nhiều đơn hàng mà doanh nghiệp này lo làm không hết việc.

{keywords}
May 10 đã có đủ đơn hàng cho cuối năm

Nhu cầu tuyển dụng lao động cao, đảm bảo công tác phòng chống dịch và đáp ứng trả đơn hàng đúng hạn trở thành áp lực trên hai vai của các doanh nghiệp như May 10. Trong khi đó, nguồn cung nguyên liệu tại các thị trường quen thuộc đang bị gián đoạn. Giờ đây, vẫn là vấn đề được đặt ra từ lâu. Thế nhưng, trong bối cảnh dịch bệnh thì nguyên liệu lại là lời giải để đảm bảo sản xuất tại các doanh nghiệp dệt may.

Ông Trương Văn Cẩm – Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam nói:“Đó là một điểm nghẽn của phát triển dệt may. Hiện nay,nguồn nguyên liệu của chúng ta phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu. Nếu như nói về vải, chúng ta phải nhập đến 80%, chúng ta chỉ tự cung cấp được khoảng 20%. Nếu như nói về sơ sợi thì chúng ta tự sử dụng những cái chúng ta sản xuất ra khoảng 30%, còn vải thì chúng ta nhập khẩu khoảng trên 800.000 tấn sợi 1 năm. Duy nhất nói về bông thì chúng ta phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường nhập khẩu. Chúng ta hiện nay đang nhập khoảng 1,3 triệu tấn bông 1 năm nhưng mà trong nước cung cấp thì tự cung cấp khoảng trên 10 tấn tức là mới đạt khoảng 1%.”

Bốn tháng đầu năm nay, ngành dệt may có nhiều tín hiệu khởi sắc so với cùng kỳ khi một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam dần hồi phục và tận dụng tốt cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do FTA đã ký, thực thi.

Chỉ số sản xuất dệt may tăng 7,8% so với cùng kỳ, sản xuất trang phục tăng 9,5%, ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 11%. Xuất khẩu dệt và may mặc trong 4 tháng đạt hơn 9,5 tỉ đô la Mỹ, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2020.

Thế nhưng thị trường nguyên liệu dệt may đang có sự biến động nhất là đơn giá sản phẩm và nguyên liệu ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng nhiều đặc thù của ngành dệt may.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia k inh tếnói: “Trong điều kiện đứt gãy các chuỗi sản xuất do đại dịch Covid 19 cũng như chiến tranh thương mại Mỹ và Trung Quốc, chúng ta thấy rằng đã có rất nhiều các chuỗi cung ứng đã hướng đến doanh nghiệp Việt Nam chúng ta và đã có một số doanh nghiệp đang bước đầu tham gia vào sản xuất kinh doanh trở thành những mắt xích trực tiếp trong các chuỗi sản xuất kinh doanh đó. Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu của các chuỗi sản xuất kinh doanh toàn cầu thì rõ ràng các doanh nghiệp đó phải trang bị những công nghệ, kỹ thuật hiện đại để từ đó sản xuất ra được những bộ phận, linh kiện thỏa mãn các tiêu chuẩn quốc tế của các công ty đa quốc gia và của các chuỗi kinh doanh quốc tế.”

Với năm 2020, nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may giảm mạnh nhưng trong năm 2021 khi nền kinh tế vận hành trở lại, các đồng được ký kết cụ thể: thời gian giao hàng, trách nhiệm đối với nhà sản xuất… Do đó việc chậm, hoãn hay dừng hợp đồng do điều kiện khách quan vẫn là điều mà các doanh nghiệp dệt may lưu ý.

Bên cạnh đó, chi phí logistic khiến cho cả đầu vào và đầu ra đối với hoạt động sản xuất tăng lên đáng kể. Tập đoàn Dệt may Việt Nam cũng dự đoán trong thời gian tới giá nguyên liệu tăng nhưng giá thành phẩm giảm từ 15% đến 20%.

Thời điển hiện tại, các doanh nghiệp đều đã có được  đơn hàng đến hết quý II, đa dạng chuỗi cung ứng nguyên liệu, tìm kiếm các đối tác cạnh tranh về giá cả, chất lượng là việc các doanh nghiệp dệt may đang tiến hành để đảm bảo giao hàng đúng thời hạn, đúng yêu cầu của nhà sản xuất.

Thế nhưng trong một tương lai không xa, xây dựng chuỗi khép kín từ nguyên liệu, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm là bài toán mà các doanh nghiệp lớn trong ngành đã tính đến, không chỉ ứng phó với tình hình nguyên liệu tăng giá hiện tại mà lâu dài để có thể tối ưu hóa lợi nhuận cũng như tận dụng nhân lực sẵn có.

Văn Thành