SV quản trị kinh doanh: Xếp loại tốt nghiệp bằng kỹ năng mềm

Bắt đầu từ năm 2017, thay vì làm Khóa luận tốt nghiệp và bảo vệ trên bục giảng, sinh viên năm cuối Khoa Quản trị kinh doanh - ĐH Đại Nam sẽ phải tham gia xây dựng, điều hành dự án Huấn luyện kỹ năng mềm cho học sinh các trường THPT. Mức độ thành công của dự án sẽ được Khoa lấy làm căn cứ để đánh giá, xếp loại tốt nghiệp ra trường cho sinh viên.

{keywords}
Chương trình trải nghiệm kỹ năng mềm dành cho 10.000 học sinh THPT của Khoa Quản trị kinh doanh - Trường ĐH Đại Nam đã đi được 1/2 quãng đường.

Với phương châm đào tạo kiềng 3 chân “Kiến thức - Kỹ năng - Trải nghiệm”, Trường ĐH Đại Nam đã và đang nỗ lực hết mình để mỗi thế hệ sinh viên ra trường đều có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của xã hội.

{keywords}
Dự án của sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh được các bạn học sinh THPT đón nhận và tham gia hào hứng.

Tiếp nối thành công của năm 2018, Khoa Quản trị kinh doanh tiếp tục triển khai chương trình "Trải nghiệm kỹ năng mềm dành cho 10.000 học sinh THPT 2019”. Tính đến thời điểm này, chương trình đi được được ½ chặng đường, thực hiện thành công ở 4 điểm trường THPT gồm: THPT Giáp Hải (Bắc Giang), THPT Bắc Sơn (Thái Nguyên), THPT Trần Hưng Đạo (Hà Đông - Hà Nội), THPT Vân Tảo (Thường Tín - Hà Nội). Từ 01/04, Dự án sẽ tiếp tục đến với học sinh các Trường THPT Hồng Thái (Đan Phượng - Hà Nội), THPT Yên Dũng 3 (Bắc Giang), THPT Chương Mỹ A (Hà Nội), THPT Hà Đông (Hà Nội)…

 “Đây là một trong những đổi mới mang tính chất đột phá trong chương trình đào tạo của Khoa Quản trị kinh doanh nói riêng và Trường ĐH Đại Nam nói chung. Các em sẽ phải vận dụng tất cả các kiến thức, kỹ năng có được trong suốt thời gian học tập tại trường để xây dựng dự án đào tạo. Mức độ thành công của dự án sẽ được Khoa lấy làm căn cứ để đánh giá, xếp loại tốt nghiệp ra trường cho sinh viên…” - TS. Lê Thị Thanh Hương - Phó Hiệu trưởng, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Đại Nam cho biết.

{keywords}
Sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh hào hứng, tự tin với dự án của mình.

Theo ThS. Phạm Văn Minh - Trưởng Khoa Quản trị kinh doanh, ĐH Đại Nam, kỹ năng mềm quyết định 75% sự thành đạt, bên cạnh kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, sinh viên ra trường cần phải giỏi về kỹ năng mềm để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và có thể thành công trong tương lai.

 “Việc trực tiếp lên ý tưởng, xây dựng, triển khai và điều hành một dự án trải nghiệm kỹ năng mềm sẽ giúp sinh viên hệ thống lại tất cả các kiến thức đã được học trong 4 năm học; kiểm tra khả năng của bản thân, hoàn thiện các kỹ năng đàm phán, giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, giải quyết xung đột và khủng hoảng… Đặc biệt, đây là trải nghiệm thực tế giúp em các tự tin vào bản thân và khởi đầu cho những dự án lớn của cuộc đời…” - ThS. Phạm Văn Minh chia sẻ.

{keywords}
“Phòng cảm xúc” lấy nước mắt trong chương trình trải nghiệm kỹ năng mềm cho 10.000 học sinh THPT.

Hành trang vững chắc cho tương lai

ThS. Nguyễn Thị Thúy - Giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh cho biết: “Mong mỏi lớn nhất của Nhà trường là sau 4 năm học tập vất vả, các em sinh viên sẽ có đủ hành trang, tự tin bước vào chặng đường mới đầy thử thách phía trước…”

Với chủ đề “Let’s do it”, chương trình trải nghiệm kỹ năng mềm dành cho 10.000 học sinh THPT 2019 do các sinh viên năm cuối Khoa Quản trị kinh doanh - ĐH Đại Nam xây dựng đã thu hút sự quan tâm đông đảo của thầy và trò các trường THPT, mang đến những trải nghiệm thú vị và bổ ích “khác với những hội thảo mà các em đã từng tham gia”.

Sau phần khai mạc chương trình, các bạn học sinh sẽ trải nghiệm chương trình team buiding sôi động, hấp dẫn và trải nghiệm “phòng cảm xúc” với bài học về tình yêu thương với gia đình, nhà trường…

Bạn Nguyễn Văn Dũng - sinh viên Khoa Quản trị kinh hào hứng: “Đây là hoạt động được sinh viên năm cuối Khoa Quản trị kinh doanh đặc biệt trông đợi, bởi sau mỗi lần trải nghiệm, chúng em thấy trưởng thành và tự tin hơn rất nhiều…”

{keywords}
Những trải nghiệm và dư âm đang nhớ của học sinh THPT Bắc Sơn (Thái Nguyên)

Bạn Nguyễn Thu Hiền - học sinh lớp 12, Trường THPT Trần Hưng Đạo chia sẻ: “Em chưa từng được tham gia một hoạt động nào với nhiều cung bậc cảm xúc như chương trình này. Bản thân em đã học hỏi được rất nhiều điều từ chương trình như tinh thần đồng đội, kỹ năng làm việc nhóm, sự kiên trì, sự hiếu nghĩa và lòng biết ơn…”

Thu Hòe